Cá nhân phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có thể bị xử phạt đến 40.000.000 đồng đúng không?
- Việc sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Cá nhân phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có thể bị xử phạt đến 40.000.000 đồng đúng không?
- Số lợi thu được từ hành vi phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xử lý ra sao?
Việc sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Điều 11 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Việc sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của công dân.
2. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chỉ được sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc giải quyết thủ tục hành chính.
Theo đó, việc sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đảm bảo bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của công dân.
Cá nhân phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có thể bị xử phạt đến 40.000.000 đồng đúng không? (hình từ internet)
Cá nhân phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có thể bị xử phạt đến 40.000.000 đồng đúng không?
Theo điểm a khoản 4 Điều 22 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, sai sự thật hoặc giả mạo thông tin, giấy tờ, tài liệu phục vụ xây dựng, thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, dữ liệu và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân nhưng không được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu;
c) Cản trở hoặc ngăn chặn, làm gián đoạn hoạt động quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp, khai thác trái phép thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Cố ý làm lộ bí mật thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường truyền và các trang, thiết bị phục vụ hoạt động bình thường của Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
...
Theo đó, với hành vi phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cá nhân vi phạm có thể bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Như vậy, cá nhân phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có thể bị xử phạt đến 40.000.000 đồng.
Số lợi thu được từ hành vi phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xử lý ra sao?
Theo khoản 5 và khoản 6 Điều 22 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân
...
5. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Như vậy, ngoài bị xử lý hành chính với hành vi phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cá nhân vi phạm còn bị tịch thi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?