Cá nhân kinh doanh căn hộ du lịch không có khu vực tiếp khách có bị phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân kinh doanh căn hộ du lịch không có khu vực tiếp khách bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chánh Thanh tra sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có quyền phạt cá nhân kinh doanh căn hộ du lịch không có khu vực tiếp khách không?
- Chánh Thanh tra sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với cá nhân kinh doanh căn hộ du lịch không có khu vực tiếp khách không?
Cá nhân kinh doanh căn hộ du lịch không có khu vực tiếp khách bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn hộ du lịch là một trong những loại cơ sở lưu trú du lịch theo khoản 3 Điều 48 Luật Du lịch 2017.
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có tối thiểu 10 buồng ngủ đối với khách sạn hoặc không có phòng ngủ đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch hoặc không có khu vực lưu trú cho khách đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê hoặc không có khu vực dựng lều, trại đối với bãi cắm trại du lịch;
b) Không có quầy lễ tân đối với khách sạn hoặc khu vực tiếp khách đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch hoặc khu vực đón tiếp khách đối với tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch theo quy định;
...
Lưu ý: tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định thì mức phạt tiền quy định tại Điều 11 nêu trên là áp dụng đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân kinh doanh căn hộ du lịch không có khu vực tiếp khách thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Xử phạt cá nhân kinh doanh căn hộ du lịch không có khu vực tiếp khách (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có quyền phạt cá nhân kinh doanh căn hộ du lịch không có khu vực tiếp khách không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
...
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cụ thể như sau:
a) Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Chương II Nghị định này;
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định thì thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, Chánh Thanh tra sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân.
Vì vậy, Chánh Thanh tra sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có quyền xử phạt cá nhân kinh doanh căn hộ du lịch không có khu vực tiếp khách nêu trên.
Chánh Thanh tra sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với cá nhân kinh doanh căn hộ du lịch không có khu vực tiếp khách không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 19 đến Điều 24 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
....
Theo quy định trên, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
Như vậy, Chánh Thanh tra sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có quyền phạt cá nhân kinh doanh căn hộ du lịch không có khu vực tiếp khách nên có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với căn hộ du lịch này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán là gì? Nguyên tắc kế toán theo quy định của Luật Kế toán? Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán?
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là gì? Thuộc nhóm đất nào? Sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản như thế nào?
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?