Cá nhân có thể tự tạo cặp khóa cho mình sau khi đã nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số hay không?
Khi tạo cặp khóa phải đảm bảo cặp khóa được tạo đáp ứng được những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện về kỹ thuật đối với dịch vụ cung ứng chữ ký số công cộng như sau:
Điều kiện cấp phép
...
4. Điều kiện về kỹ thuật:
a) Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ việc cấp chứng thư số trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực;
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác, cập nhật danh sách các chứng thư số có hiệu lực, đang tạm dừng và đã hết hiệu lực và cho phép và hướng dẫn người sử dụng Internet truy nhập trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;
- Đảm bảo tạo cặp khóa chỉ cho phép mỗi cặp khóa được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; có tính năng đảm bảo khóa bí mật không bị phát hiện khi có khóa công khai tương ứng;
- Có tính năng cảnh báo, ngăn chặn và phát hiện truy nhập bất hợp pháp trên môi trường mạng;
- Được thiết kế theo xu hướng giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường Internet;
- Hệ thống phân phối khóa cho thuê bao phải đảm bảo sự toàn vẹn và bảo mật của cặp khóa. Trong trường hợp phân phối khóa thông qua môi trường mạng máy tính thì hệ thống phân phối khóa phải sử dụng các giao thức bảo mật đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền.
....
Từ quy định trên thì phải đảm bảo tạo cặp khóa chỉ cho phép mỗi cặp khóa được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; có tính năng đảm bảo khóa bí mật không bị phát hiện khi có khóa công khai tương ứng.
Cá nhân có thể tự tạo cặp khóa cho mình sau khi đã nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số hay không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về việc tạo cặp khóa cho thuê bao như sau:
Tạo khóa và phân phối khóa cho thuê bao
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số có thể tự tạo cặp khóa hoặc yêu cầu bằng văn bản tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa cho mình.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số tự tạo cặp khóa, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cần đảm bảo chắc chắn rằng tổ chức, cá nhân đó đã sử dụng thiết bị theo đúng tiêu chuẩn quy định để tạo ra và lưu trữ cặp khóa.
3. Trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa, tổ chức đó phải đảm bảo sử dụng các phương thức an toàn để chuyển giao khóa bí mật đến tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số và chỉ được lưu bản sao của khóa bí mật khi tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số có yêu cầu bằng văn bản.
Theo quy định thì cá nhân đề nghị cấp chứng thư số có thể tự tạo cặp khóa hoặc yêu cầu bằng văn bản tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa cho mình.
Như vậy, khi đã nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số thì cá nhân có thể tự tạo cặp khóa của mình.
Trường hợp cá nhân đề nghị cấp chứng thư số tự tạo cặp khóa, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cần đảm bảo chắc chắn rằng tổ chức, cá nhân đó đã sử dụng thiết bị theo đúng tiêu chuẩn quy định để tạo ra và lưu trữ cặp khóa.
Cá nhân có thể tự tạo cặp khóa cho minh sau khi đã nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân khi tự tạo cặp khóa cho mình cần đảm bảo những điều gì?
Căn cứ Điều 75 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
1. Có quyền yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp bằng văn bản những thông tin quy định tại khoản 8 Điều 32 Nghị định này.
2. Có quyền yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của mình tạm dừng, thu hồi chứng thư số đã cấp và tự chịu trách nhiệm về yêu cầu đó.
3. Cung cấp thông tin theo quy định một cách trung thực, chính xác cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
4. Trường hợp tự tạo cặp khóa cho mình, thuê bao phải đảm bảo thiết bị tạo cặp khóa sử dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Quy định này không áp dụng cho trường hợp thuê bao thuê thiết bị tạo cặp khóa của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
5. Lưu trữ và sử dụng khóa bí mật của mình một cách an toàn, bí mật trong suốt thời gian chứng thư số của mình có hiệu lực và bị tạm dừng.
6. Thông báo trong thời gian 24 giờ cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của mình nếu phát hiện thấy dấu hiệu khóa bí mật của mình đã bị lộ, bị đánh cắp hoặc sử dụng trái phép để có các biện pháp xử lý.
7. Khi đã đồng ý để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng công khai chứng thư số của mình theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định này hoặc khi đã cung cấp chứng thư số đó cho người khác với mục đích để giao dịch, thuê bao được coi là đã cam kết với người nhận rằng thuê bao là người nắm giữ hợp pháp khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số đó và những thông tin trên chứng thư số liên quan đến thuê bao là đúng sự thật, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ xuất phát từ chứng thư số đó.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, trường hợp cá nhân tự tạo cặp khóa cho mình phải đảm bảo thiết bị tạo cặp khóa sử dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Môi giới mua bán hàng hóa là gì?
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có được tiết lộ thông tin về hợp đồng mua bán điện không?
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là gì? Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm những nội dung chính nào?
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định?
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?