Cá nhân có hành vi treo băng rôn thể hiện quan điểm không đồng tình có bị xem là hành vi vi phạm pháp luật không?
- Xử phạt hành chính cá nhân có hành vi treo băng rôn ở phần đường đi bộ như thế nào?
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi treo băng rôn trên phần đường bộ gây cản trở trật tự an toàn giao thông đường bộ là gì?
- Cá nhân có hành vi treo băng rôn về quan điểm không đồng tình có bị xem là hành vi vi phạm pháp luật không?
Xử phạt hành chính cá nhân có hành vi treo băng rôn ở phần đường đi bộ như thế nào?
Việc treo băng rôn, khẩu hiệu (không phải quảng cáo) bị xử phạt hành chính khi thuộc các trường hợp sau:
Theo điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội;
b) Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;
d) Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
đ) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe;
e) Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Như vậy, trường hợp này chỉ bị xử phạt hành chính khi treo băng rôn ở phần đường đi bộ mà gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Theo đó, nếu chị treo băng rôn ở phần đường đi bộ mà gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Còn đối với tổ chức thì mức phạt là 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Cá nhân có hành vi treo băng rôn thể hiện quan điểm không đồng tình có bị xem là hành vi vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi treo băng rôn trên phần đường bộ gây cản trở trật tự an toàn giao thông đường bộ là gì?
Tại khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thì ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
...
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra
Như vậy, cá nhân thực hiện hành vi trên sẽ phải thu dọn, gỡ bỏ băng rôn đã treo trên phàn đường bộ không cho phép gây cản trở trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Cá nhân có hành vi treo băng rôn về quan điểm không đồng tình có bị xem là hành vi vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 2.7 Điều 2 Thông tư 09/2005/TT-BCA quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 38 bao gồm:
2.1. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân để thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc lôi kéo, xúi giục, kích động, mua chuộc, lừa bịp, cưỡng ép, cổ vũ người khác tiến hành các hoạt động tập trung đông người trái phép, gây rối trật tự công cộng hoặc để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2.2. Thuê, nhận làm thuê hoặc giúp sức cho người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng.
2.3. Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở nơi công cộng, trước trụ sở cơ quan, tổ chức hoặc tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các hoạt động chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.
2.4. Tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng theo quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Thông tư này mà không được phép của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.
2.5. Gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, của cán bộ lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương; gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
2.6. Gây rối trật tự công cộng hoặc có các hành vi khác gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và cuộc sống bình thường của nhân dân, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh nơi công cộng, gây mất vệ sinh môi trường.
2.7. Mang theo băng, cờ, biểu ngữ dưới mọi hình thức nhằm chống đối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc mang theo vũ khí, vật liệu nổ, chất độc hại, chất dễ cháy, chất kích thích hoặc các đồ vật khác có thể gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người khác, đến tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác trong khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng.
2.8. Không chấp hành các quy định về khu vực cấm, khu vực bảo vệ và sự hướng dẫn của người có trách nhiệm giải quyết vụ việc có liên quan; cản trở, chống người thi hành công vụ; có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác, xâm phạm tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân hoặc có hành vi quá khích khác như: la hét, chửi bới, đập phá; lăng mạ, đe dọa hành hung người khác.
2.9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao để dung túng, bao che, ngăn cản hoặc xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng.
Như vậy, trường hợp này người mang theo băng rôn nhằm chống đối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng thì mới là hành vi trái pháp luật.
Như vậy, nếu người dân treo băng rôn một cách ôn hòa, thể hiện quan điểm không đồng tình với quyết định nào đó, mà không thực hiện lấn chiếm lòng lề đường, gây cản trở tới giao thông hay sinh hoạt của người khác thì không vi phạm quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 07 nguyên tắc làm việc của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn? Cơ cấu tổ chức như thế nào?
- Cơ quan nào quy định việc kết nạp đoàn viên danh dự? Quyền của đoàn viên danh dự được pháp luật quy định như thế nào?
- Xử lý hành vi phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ như thế nào theo quy định?
- Điều kiện để người có chứng chỉ kế toán viên được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào hiện nay?