Cá nhân có đủ điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng có phải xin cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng không?
Kiểm định xây dựng là gì?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
Nội dung kiểm định xây dựng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm:
- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;
- Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
- Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
Cá nhân có đủ điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng có phải xin cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng không? (Hình ảnh từ Internet)
Cá nhân có đủ điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng có phải xin cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng không?
Tại khoản 1 và Khoản 2 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng cụ thể như sau:
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng;
b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
đ) Thi công xây dựng công trình;
e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
g) Kiểm định xây dựng;
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.
Như vậy, ngoài hoạt động kiểm định xây dựng không cần phải có chứng chỉ năng lực hoạt động, các tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ Điểm a đến Điểm e Khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực.
Hiện nay, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP không có quy định nào cho phép cá nhân tham gia hoạt động kiểm định xây dựng được miễn chứng chỉ hành nghề.
Mặt khác, theo khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định khi thực hiện các hoạt động xây dựng:
- Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
- Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
- Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp 4; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
Theo đó, hoạt động kiểm định xây dựng không thuộc các trường hợp không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định trên. Nói cách khác, hoạt động kiểm định xây dựng là hoạt động cần phải được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng đối với cá nhân được quy định thế nào?
Theo Điều 75 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng
1. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
a) Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên;
b) Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên;
c) Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng tất cả các công trình cùng loại;
b) Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
c) Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình cấp III trở xuống cùng loại".
Như vậy, điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng đối với cá nhân được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm những gì? Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình là gì?
- Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi? Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi nào?
- Lỗi không gương xe ô tô phạt bao nhiêu năm 2025? Quy định về lắp gương chiếu hậu xe ô tô năm 2025 ra sao?
- Chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số thuê bao viễn thông theo Nghị định 163 như thế nào?
- Lễ cúng Tân niên là gì? Cúng Tân niên nhằm ngày mấy dương lịch? Làm lễ cúng Tân niên, người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương theo quy định hiện nay không?