Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng theo Nghị định 175 là gì?
Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng theo Nghị định 175?
Căn cứ tại Điều 155 Luật Xây dựng 2014 quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng, cụ thể:
Điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng
1. Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng.
2. Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.
Như vậy, tổ chức kiểm định xây dựng cần đáp ứng 02 điều kiện gồm:
- Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc kiểm định xây dựng.
- Cá nhân kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 1 Điều 108 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng như sau:
Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
(1) Hạng I:
Có ít nhất 02 cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hạng I theo quy định tại Điều 87 Nghị định này;
Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 8 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với nội dung kiểm định;
Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.
(2) Hạng II:
Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hạng II theo quy định tại Điều 87 Nghị định này;
Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 8 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với nội dung kiểm định;
Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.
(3) Hạng III:
Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hạng III theo quy định tại Điều 87 Nghị định này;
Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 8 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với nội dung kiểm định.
Xem thêm chi tiết tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng theo Nghị định 175 là gì? (Hình từ Internet)
Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn như thế nào?
Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 8 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP tương ứng với nội dung kiểm định. Cụ thể:
Chuyên ngành đào tạo tương ứng với chuyên ngành đào tạo của lĩnh vực thiết kế quy định từ mục 3.1 đến mục 3.12 Phụ lục VI, phù hợp với nội dung kiểm định.
Có môn học tương ứng với các nội dung của lĩnh vực thiết kế quy định từ mục 3.1 đến mục 3.12 Phụ lục VI, phù hợp với nội dung kiểm định.
Xem thêm chi tiết tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
Phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng theo Nghị định 175 được quy định thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 108 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng như sau:
Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng
...
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;
b) Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
c) Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.
3. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;
b) Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.
Như vậy, phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng như sau:
- Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;
- Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
- Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?