Bưu gửi bị mất thì mức bồi thường thiệt hại tối đa mà công ty cung ứng dịch vụ bưu chính trong nước phải chịu là bao nhiêu?
- Bưu gửi bị mất thì mức bồi thường thiệt hại tối đa mà công ty cung ứng dịch vụ bưu chính trong nước phải chịu là bao nhiêu?
- Nguyên tắc công ty cung ứng bưu chính bồi thường thiệt hại khi bưu gửi bị mất như thế nào?
- Bưu gửi bị mất thì công ty cung ứng dịch vụ bưu chính phải bồi thường thiệt hại trong thời hạn bao lâu?
- Bưu gửi bị mất nhưng đã công ty cung ứng dịch vụ bưu chính đã tìm lại được thì tiền bồi thường thiệt hại có được thu hồi hay không?
Bưu gửi bị mất thì mức bồi thường thiệt hại tối đa mà công ty cung ứng dịch vụ bưu chính trong nước phải chịu là bao nhiêu?
Bưu gửi bị mất thì mức bồi thường thiệt hại tối đa mà công ty cung ứng dịch vụ bưu chính trong nước được căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu được quy định như sau:
a) Đối với dịch vụ bưu chính trong nước: 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng;
b) Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không: 09 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram) nhưng không thấp hơn 30 SDR/bưu gửi, cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng;
c) Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng phương thức khác: 05 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram), cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng.
2. Trường hợp vi phạm hợp đồng đã giao kết do không đảm bảo thời gian toàn trình đã công bố và người sử dụng dịch vụ bưu chính có chứng từ chứng minh việc không đảm bảo thời gian toàn trình đó, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng cho người sử dụng dịch vụ bưu chính.
3. Việc bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế trong khuôn khổ Văn kiện của Liên minh Bưu chính Thế giới do doanh nghiệp được chỉ định cung ứng phải tuân theo các quy định về bồi thường trong Văn kiện của Liên minh Bưu chính Thế giới.
Theo đó, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại luật định là mức tối thiểu đối với dịch vụ bưu chính trong nước là 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng.
Mức tối đa sẽ do công ty cung ứng dịch vụ bưu chính quy định nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu đã nêu ở trên.
Bưu gửi bị mất thì mức bồi thường thiệt hại tối đa mà công ty cung ứng dịch vụ bưu chính trong nước phải chịu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc công ty cung ứng bưu chính bồi thường thiệt hại khi bưu gửi bị mất như thế nào?
Nguyên tắc công ty cung ứng bưu chính bồi thường thiệt hại khi bưu gửi bị mất căn cứ quy định tại Điều 24 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi bưu gửi bị mất như sau:
- Bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi toàn bộ thì được bồi thường theo quy định đối với từng loại dịch vụ. Mức bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp quy định không thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của từng loại dịch vụ theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
- Không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau đây:
+ Dịch vụ bưu chính không có chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi;
+ Người sử dụng dịch vụ không có chứng từ chứng minh việc sử dụng dịch vụ.
Bưu gửi bị mất thì công ty cung ứng dịch vụ bưu chính phải bồi thường thiệt hại trong thời hạn bao lâu?
Bưu gửi bị mất thì công ty cung ứng dịch vụ bưu chính phải bồi thường thiệt hại trong thời hạn quy định tại Điều 26 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
1. Thời hạn bồi thường thiệt hại không quá 30 ngày kể từ ngày các bên lập văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2. Quá thời hạn bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này thì bên phải bồi thường thiệt hại còn phải trả tiền lãi chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại sẽ tính từ ngày các bên lập văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trong thời hạn không quá 30 ngày thì bên công ty cung ứng dịch vụ bưu chính có nghĩa vụ thực hiện việc bồi thường. Nếu quá thời hạn bồi thường thiệt hại bên công ty còn phải trả tiền lãi chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Bưu gửi bị mất nhưng đã công ty cung ứng dịch vụ bưu chính đã tìm lại được thì tiền bồi thường thiệt hại có được thu hồi hay không?
Bưu gửi bị mất nhưng đã công ty cung ứng dịch vụ bưu chính đã tìm lại được thì tiền bồi thường thiệt hại được xử lý theo quy định tại Điều 27 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thu hồi tiền bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp tìm lại được một phần hoặc toàn bộ bưu gửi bị coi là đã mất và đã được bồi thường thiệt hại theo quy định, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm thông báo cho người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại.
2. Người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại có quyền nhận lại hoặc từ chối nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được.
3. Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thì phải hoàn trả số tiền bồi thường tương ứng cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
4. Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại từ chối nhận lại thì một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
Theo quy định trên, việc thu hồi tiền bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi bên phải bồi thường đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Lúc này, người đã nhận tiền bồi thường có quyền nhận lại hoặc từ chối nhận lại.
Tùy theo quyết định của người bị thiệt hại và số bưu gửi được hoàn trả, thì công ty cung ứng dịch vụ bưu chính được hoàn trả số tiền tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?