Buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có bị xử phạt hay không?
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;
- Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).
Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
Cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo trình tự nào?
Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là cơ quan có thẩm quyền).
- Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định công nhận) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có bị xử phạt hay không?
Hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón tại Điều 7 Nghị định 55/2018/NĐ-CP có nêu rõ:
"1. Hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón gồm: Chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu và hoạt động khác đưa phân bón vào lưu thông áp dụng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón áp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Buôn bán phân bón trong giai đoạn đang nghiên cứu, khảo nghiệm, dự án sản xuất thử nghiệm khi chưa có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
...
6. Hành vi vi phạm về buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón hết hạn sử dụng, mức phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp phân bón có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
m) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
n) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
o) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
p) Đối với hành vi buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
7. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i, k khoản 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm l, m khoản 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm n khoản 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm o khoản 6 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 12 tháng đến 15 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm p khoản 6 Điều này;
e) Đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 03 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
g) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi trả lại nhà sản xuất phân bón hết hạn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tái chế hoặc chuyển sang làm nguyên liệu phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Buộc thu hồi để tiêu hủy phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này."
Như vậy, đối với hành vi buôn bán phân bón mà không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (kể cả trong giai đoạn đang nghiên cứu, khảo nghiệm, dự án sản xuất thử nghiệm) sẽ bị xử phạt tùy vào giá trị của lô phân bón. Đồng thời có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 55/2018/NĐ-CP cũng quy định mức phạt áp dụng với tổ chức sẽ gấp 2 lần mức phạt nói trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?