Bước tiến hành kỹ thuật rửa phổi toàn bộ như thế nào? Sau khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ trong 24 giờ đầu người bệnh cần phải được chăm sóc ra sao?
Bước tiến hành kỹ thuật rửa phổi toàn bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục V Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
...
3. Tiến hành rửa phổi:
3.1. Rửa phổi thứ nhất (thường là phổi bên phải):
- Điều kiện để rửa phổi thứ nhất: Hai phổi cô lập hoàn toàn; áp lực đường thở khi thở hai phổi dưới 20cm H2O; áp lực đường thở khi thở một phổi dưới 30cm H2O; các chỉ số sinh lý trong giới hạn bình thường.
- Lượng dịch rửa: Lượng dịch vào của mỗi lần rửa từ 500-1000ml NaCl 0,9% ở 37°C. Tùy thuộc vào số lượng dịch, màu sắc dịch dẫn lưu ra để quyết định số lần đưa nước vào rửa, thường mỗi phổi rửa khoảng 8-12 lít.
- Sau khi rửa xong phổi thứ nhất:
+ Thở PEEP: Chỉ định chế độ thở PEEP sau khi rửa nhằm chống xẹp phổi, phù phổi, tăng dung tích khí cặn chức năng; Nếu lượng dịch còn lại trong phổi > 1000ml hoặc huyết áp thấp thì chống chỉ định thở PEEP cho người bệnh.
+ Theo dõi chặt chẽ các chỉ số sinh tồn, khí máu, sự phục hồi của phổi vừa rửa, phát hiện các biến chứng để xử lý kịp thời.
+ Xác định số lượng dịch còn lưu lại trong phổi sau rửa để tiên lượng thời gian có thể tiếp tục rửa phổi thứ hai.
+ Thông thường sau rửa xong phổi thứ nhất chúng ta chờ khoảng 60-90 phút để có thể tiếp tục rửa phổi thứ hai (tùy từng trường hợp cụ thể).
3.2. Rửa phổi thứ hai:
- Điều kiện để rửa phổi thứ hai:
+ Nghe phổi: Rì rào phế nang phổi vừa rửa cơ bản được hồi phục.
+ Áp lực phổi vừa rửa dưới 30cm H2O và áp lực 2 phổi dưới 20cm H2O
+ Kiểm tra khí máu trong giới hạn bình thường.
+ Các chỉ số sinh lý của người bệnh bình thường.
+ Kiểm tra ống nội khí quản còn nằm đúng vị trí.
- Cách rửa phổi thứ hai thực hiện giống như phổi thứ nhất
- Sau khi rửa xong 2 phổi, tiếp tục theo dõi các chỉ số sinh tồn, khí máu. Theo dõi dịch còn lại trong phổi, nếu số lượng dịch trong 1 phổi còn từ 300ml trở lên thì cần hút với áp lực âm 60cm H2O qua ống nội khí quản; Số lần hút dịch khoảng từ 2-3 lần, tùy số lượng dịch còn lại trong phổi; Mỗi lần hút không quá 30giây, sau mỗi lần hút lại bóp bóng oxy 100% cho người bệnh (mục đích là loại bỏ tối đa lượng dịch và bụi ra khỏi phổi, khắc phục được hạ oxy máu trong khi rửa phổi).
...
Theo đó, bước tiến hành kỹ thuật rửa phổi toàn bộ được thực hiện như trên.
Kỹ thuật rửa phổi (Hình từ Internet)
Sau khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ trong 24 giờ đầu người bệnh cần phải được chăm sóc ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VI Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
VI. THEO DÕI
1. Theo dõi trong 24 giờ đầu:
- Thở oxy qua mặt nạ 3-5 lít/phút.
- Kháng sinh chống bội nhiễm, thuốc giảm phù nề, giảm ho nếu cần.
- Theo dõi các chỉ số sinh tồn, số lượng và màu sắc nước tiểu.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
...
Theo đó, khi người bệnh thực hiện kỹ thuật xong thì phải theo dõi trong 24 giờ đầu như:
- Thở oxy qua mặt nạ 3-5 lít/phút.
- Kháng sinh chống bội nhiễm, thuốc giảm phù nề, giảm ho nếu cần.
- Theo dõi các chỉ số sinh tồn, số lượng và màu sắc nước tiểu.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
Như vậy, sau khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ trong 24 giờ đầu người bệnh cần phải được chăm sóc theo dõi các yếu tố như trên.
Người bệnh sau khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ bị tràn khí màn phổi thì phải giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục VII Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Tràn dịch, tràn khí màng phổi (TDTKMP):
- Nguyên nhân: Thường do tốc độ chảy của dịch rửa đưa vào phổi quá nhanh, treo bình súc rửa quá cao hoặc áp lực thông khí quá cao có thể làm vỡ phế nang gây TDTKMP.
- Xử trí: Khi phát hiện TDTKMP phải ngừng ngay thủ thuật, nhanh chóng đưa nước ra ngoài bằng cách hút dịch với áp lực âm, cho lợi tiểu, sau đó xử trí như TDTKMP thông thường.
...
Theo đó, sau khi người bệnh thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ xong mà xảy ra tình trạng tràn khi màn phổi thì nguyên nhân ở đây là do tốc độ chảy của dịch rửa đưa vào phổi quá nhanh, treo bình súc rửa quá cao hoặc áp lực thông khí quá cao có thể làm vỡ phế nang gây TDTKMP.
- Xử trí: Khi phát hiện TDTKMP phải ngừng ngay thủ thuật, nhanh chóng đưa nước ra ngoài bằng cách hút dịch với áp lực âm, cho lợi tiểu, sau đó xử trí như TDTKMP thông thường.
Như vậy, có thể thấy rằng người bệnh sau khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ bị tràn khí màn phổi thì giải quyết ngay theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu email chúc Tết Dương lịch cho khách hàng là mẫu nào? Tải về Mẫu email chúc Tết Dương lịch cho khách hàng?
- Tổng hợp 02 mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chuẩn Nghị định 138? Tải về 02 mẫu?
- Mẫu Thông báo giao hàng theo hợp đồng kiêm đề nghị thanh toán mới nhất? Hướng dẫn soạn Thông báo giao hàng?
- Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có được kinh doanh các dịch vụ công cộng tiện ích không?
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc thì có được chia theo hàng thừa kế hay không?