Bồn chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đối với trạm LNG có sức chứa đến 200 tấn phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Bồn chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đối với trạm LNG có sức chứa đến 200 tấn phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Bồn chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đối với trạm LNG có sức chứa đến 200 tấn được bố trí ở đâu?
- Có phải lắp đặt biển cảnh báo tại các khu vực có bồn chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) hay không?
Bồn chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đối với trạm LNG có sức chứa đến 200 tấn phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Bồn chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11278:2015 về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Hệ thống thiết bị và lắp đặt - Kho chứa LNG có sức chứa đến 200 tấn như sau:
Bồn chứa LNG
Trạm LNG có sức chứa đến 200 tấn ưu tiên sử dụng các bồn chịu áp.
Các bộ phận kim loại, bộ phận bê tông và thiết bị cảnh báo đối với bồn chứa LNG bằng hợp kim thép chịu nhiệt độ lạnh, hình trụ đứng, đáy phẳng có áp suất vận hành lớn nhất là 50 kPa (500 mbar) theo quy định tại TCVN 8615:2010 (các phần từ 1 đến 3); Hệ thống cách nhiệt theo quy định tại BS EN 14620-4:2006; Các quá trình thử nghiệm, làm khô, làm sạch và làm lạnh theo quy định tại BS EN 14620-5:2006.
Các vật liệu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm đối với bồn chứa bằng thép có áp suất vận hành lớn hơn 50 kPa (500 mbar), tham khảo các tiêu chuẩn BS EN 13445:2009 (từ phần 1 đến phần 5).
Theo đó, bồn chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đối với trạm LNG có sức chứa đến 200 tấn phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Trạm LNG có sức chứa đến 200 tấn ưu tiên sử dụng các bồn chịu áp.
- Các bộ phận kim loại, bộ phận bê tông và thiết bị cảnh báo đối với bồn chứa LNG bằng hợp kim thép chịu nhiệt độ lạnh, hình trụ đứng, đáy phẳng có áp suất vận hành lớn nhất là 50 kPa (500 mbar) theo quy định tại TCVN 8615:2010 (các phần từ 1 đến 3);
- Hệ thống cách nhiệt theo quy định tại BS EN 14620-4:2006; Các quá trình thử nghiệm, làm khô, làm sạch và làm lạnh theo quy định tại BS EN 14620-5:2006.
Các vật liệu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm đối với bồn chứa bằng thép có áp suất vận hành lớn hơn 50 kPa (500 mbar), tham khảo các tiêu chuẩn BS EN 13445:2009 (từ phần 1 đến phần 5).
Bồn chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) (Hình từ Internet)
Bồn chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đối với trạm LNG có sức chứa đến 200 tấn được bố trí ở đâu?
Vị trí bồn chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được quy định tại tiểu mục 14.2 Mục 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11278:2015 về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Hệ thống thiết bị và lắp đặt - Kho chứa LNG có sức chứa đến 200 tấn như sau:
- Bồn chứa LNG có dung tích 3,8 m3 và nhỏ hơn được bố trí như sau:
+ Dung tích bằng 0,47 m3 hoặc nhỏ hơn, không quy định khoảng cách từ bồn chứa đến đường ranh giới;
+ Dung tích đến 3,8 m3, có thể xây dựng cách đường ranh giới 3,0 m.
- Khoảng cách tối thiểu từ chân đê bao hoặc hệ thống thoát chất lỏng của bồn chứa trên mặt đất và trên bồn chứa nổi dung tích lớn hơn 3,8 m3 đều phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 3:
+ Các công trình lân cận xung quanh;
+ Các đường ranh giới;
+ Khoảng cách giữa các bồn chứa.
- Khoảng cách từ chân đê bao tới các tòa nhà hoặc tường của công trình bằng gạch hay bê tông có thể nhỏ hơn các khoảng cách nêu trong Bảng 3 với điều kiện có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và giá trị này không được nhỏ hơn 3 m.
- Các bồn LNG dưới mặt đất phải được lắp đặt theo Bảng 4.
- Phải có một khoảng không gian trống, ít nhất là 1,5 m, để tiếp cận tất cả các van cách ly phục vụ cho nhiều bồn chứa.
- Không được bố trí đặt các bồn chứa LNG có sức chứa lớn hơn 0,5 m3 trong các tòa nhà.
- Các điểm xuất nhập hàng không được bố trí gần hơn 7,6 m từ các địa điểm sau:
+ Tòa nhà quan trọng gần nhất không liên quan tới hoạt động xuất nhập LNG;
+ Đường giới hạn liền kề có thể xây dựng.
- Vị trí đặt bồn chứa LNG và các thiết bị liên quan phải tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn lưới điện.
- Khoảng cách tối thiểu từ bồn chứa LNG tới vị trí tiếp nhận LNG bằng xe bồn là 15 m.
Có phải lắp đặt biển cảnh báo tại các khu vực có bồn chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) hay không?
Hoạt động cảnh báo an ninh được quy định tại tiểu mục 15.1 Mục 15 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11278:2015 về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Hệ thống thiết bị và lắp đặt - Kho chứa LNG có sức chứa đến 200 tấn như sau:
Phòng ngừa sự cố
15.1. Các cảnh báo an ninh chung
Trạm LNG phải được bao quanh bởi hệ thống hàng rào chung và có thể được trang bị hệ thống phát hiện chống xâm nhập trái phép.
Trong một số khu vực nội bộ như trạm điện có thể lắp đặt hàng rào hoặc các biển cảnh báo hạn chế xâm nhập.
Tại một số thiết bị quan trọng như bồn chứa LNG, bộ hóa hơi, phải có biển cảnh báo/thông báo. Biển báo này phải có thiết kế dễ nhìn từ xa và trong điều kiện thiếu sáng.
Trong khu vực các bồn chứa LNG cần có các biển cảnh báo nghiêm cấm việc sử dụng lửa và các tác nhân gây hỏa hoạn khác.
...
Theo đó, tại một số thiết bị quan trọng như bồn chứa LNG phải có biển cảnh báo/thông báo. Biển báo này phải có thiết kế dễ nhìn từ xa và trong điều kiện thiếu sáng.
Trong khu vực các bồn chứa LNG cần có các biển cảnh báo nghiêm cấm việc sử dụng lửa và các tác nhân gây hỏa hoạn khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?