Bồi thường thiệt hại như thế nào trong trường hợp con gái của gia đình A đi xử lý thai thì cơ sở y tế tiêm thuốc dẫn đến tử vong?
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Bồi thường thiệt hại như thế nào trong trường hợp con gái của gia đình A đi xử lý thai thì cơ sở y tế tiêm thuốc dẫn đến tử vong?
Theo thông tin mà gia đình cung cấp thì con gái của gia đình khi xử lý thai thì cơ sở y tế tiêm thuốc dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này thì việc bồi thường được pháp luật xác định là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và được quy định tại Chương XX Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:
Căn cứ theo Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
Bồi thường thiệt hại
Người chết còn cha mẹ đẻ, chồng, 2 con sinh 2012, 2017 mỗi người được bồi thường như thế nào?
Đối với những người mà chị này có nghĩa vụ cấp dưỡng (có thể là cha, mẹ và 2 đứa con) sẽ được cấp dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 593 Bộ luật Dân sự 2015:
"Điều 593. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống."
Nói tóm lại vì cơ sở y tế đã gây thiệt hại cho gia đình chị A (tiêm thuốc làm chị A) tử vong thì cơ sở y tế có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho gia đình chị A. Theo đó, việc bồi thường thiệt hại này được tiến hành theo sự thỏa thuận giữa gia đình và cơ sở y tế. Các khoản bồi thường có thể bao gồm các khoản sau:
+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015;
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
+ Các chi phí bổ sung khác nhưng phải hợp lý (theo sự thỏa thuận giữa gia đình và cơ sở y tế, ví dụ như chi phí bồi thường thiệt hại về tinh thần nhưng mức tối đa mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.)
Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được hoặc thỏa thuận mà một trong các bên không đồng ý thì gia đình có thể khởi kiện tại Tòa án nơi mà cơ sở y tế này đặt trụ sở để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm theo quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?