Con trai 'vay nóng' chơi bài bạc thì bố mẹ có phải trả nợ thay cho con không?
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với con theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con cái như sau:
- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Theo đó, đối với con cái chưa thành niên tức đó là chưa đủ 18 tuổi, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ sẽ có nghĩa vụ về trông nom, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con.
Bố mẹ có nghĩa vụ trả nợ thay cho con không?
Theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Cha mẹ bảo lãnh cho con khi con xác lập, thực hiện giao dịch mà pháp luật quy định được tự mình thực hiện. Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự được tự mình thực hiện phụ thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:
- Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Lúc này quan hệ của cha mẹ đối với khoản nợ của con không liên quan đến vấn đề huyết thống mà là việc người này đứng ra bảo lãnh cho người khác thực hiện một nghĩa vụ, nếu con cái không thực hiện được nghĩa vụ thì cha mẹ phải là người chịu trách nhiệm thay.
Đối với trường hợp con mình trên 18 tuổi (đã lập gia đình) thì cha mẹ không có trách nhiệm phải trả nợ thay bằng tài sản của mình. Theo đó, trường hợp con chú "vay nóng" số tiền lớn để chơi bài bạc thì vợ chồng chú không có nghĩa vụ phải trả nợ thay.
Nghĩa vụ trả nợ
Trách nhiệm trả nợ của vợ thay cho chồng được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có chung nghĩa vụ về tài sản như sau:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Theo Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 vợ chồng có nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Theo khoản 3 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người sẽ được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
Tổng hợp các quy định nên trên, người vợ không có nghĩa vụ phải trả nợ số tiền mà người chồng đã vay để chơi bài bạc. Người chồng phải có nghĩa vụ trả tiền bằng tài sản riêng của chính mình. Tuy nhiên, trong trường hợp hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng mà người chồng sử dụng để trả nợ là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của người vợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?