Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực gì? Có bao nhiêu cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp?
Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực gì?
Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực theo quy định tại Điều 1 Nghị định 98/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
- Xây dựng và thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bồi thường nhà nước, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, công tác pháp chế;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Trước đây, Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực theo quy định tại Điều 1 Nghị định 96/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Như vậy, Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau:
Xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường nhà nước;
Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Bộ Tư pháp thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Nghị định 96/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2023).
Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực gì? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp?
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp theo quy định tại Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
3. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
4. Vụ Pháp luật quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Con nuôi.
8. Thanh tra Bộ.
9. Văn phòng Bộ.
10. Tổng cục Thi hành án dân sự.
11. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
12. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
13. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
14. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
15. Cục Trợ giúp pháp lý.
16. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
17. Cục Bồi thường nhà nước.
18. Cục Bổ trợ tư pháp.
19. Cục Kế hoạch - Tài chính.
20. Cục Công nghệ thông tin.
21. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
22. Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
23. Học viện Tư pháp.
24. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
25. Báo Pháp luật Việt Nam.
...
Như vậy, Bộ Tư pháp có 25 cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
- Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
- Các tổ chức quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp theo quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
3. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
4. Vụ Pháp luật quốc tế.
5. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
9. Thanh tra.
10. Văn phòng.
11. Tổng cục Thi hành án dân sự,
12. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
13. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
14. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
15. Cục Con nuôi.
16. Cục Trợ giúp pháp lý.
17. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
18. Cục Bồi thường nhà nước;
19. Cục Bổ trợ tư pháp.
20. Cục Kế hoạch - Tài chính,
21. Cục Công nghệ thông tin.
22. Cục Công tác phía Nam.
23. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
24. Viện Khoa học pháp lý.
25. Học viện Tư pháp.
26. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
27. Báo Pháp luật Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 22 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 23 đến khoản 27 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật có 3 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 4 phòng.
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có 2 phòng, Cục Con nuôi có 3 phòng, Cục Bồi thường nhà nước có 3 phòng, Cục Trợ giúp pháp lý có 3 phòng, Cục Công nghệ thông tin có 3 phòng, Cục Công tác phía Nam có 3 phòng, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có 4 phòng, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật có 4 phòng, Cục Kế hoạch - Tài chính gồm có 4 phòng, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có 5 phòng, Cục Bổ trợ tư pháp có 5 phòng, Thanh tra Bộ có 5 phòng, Văn phòng Bộ có 8 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác thuộc bộ.
Như vậy, Bộ Tư pháp có 27 cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 22 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 23 đến khoản 27 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 37 Luật Tổ chức chính phủ 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
2. Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có các trách nhiệm sau đây:
+ Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công;
+ Về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ Tư pháp;
+ Về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
+ Cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
+ Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?