Bộ Tư pháp có phải công bố thông tin địa điểm tiếp công dân lên trên trang thông tin điện tử của Bộ hay không?
Bộ Tư pháp có phải công bố thông tin địa điểm tiếp công dân lên trên trang thông tin điện tử của Bộ hay không?
Căn cứ Điều 19 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về địa điểm tiếp công dân như sau:
Địa điểm tiếp công dân
1. Địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được bố trí tại vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi.
Tại địa điểm tiếp công dân, phải niêm yết rõ ràng nội quy tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật và các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc bố trí cơ sở vật chất của địa điểm tiếp công dân.
Đồng thời căn cứ Điều 5 Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định về địa điểm tiếp công dân như sau:
Địa điểm tiếp công dân của cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải bố trí địa điểm tiếp công dân bảo đảm khang trang, thuận tiện, có phòng tiếp công dân riêng, trang bị các điều kiện vật chất cần thiết để phục vụ việc tiếp công dân được thuận lợi.
2. Tại địa điểm tiếp công dân, phải niêm yết nội quy tiếp công dân, hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật và công khai thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, đơn vị tại trụ sở cơ quan, đơn vị, địa điểm tiếp công dân và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (nếu có), bao gồm:
a) Nơi tiếp công dân; thời gian tiếp công dân thường xuyên;
b) Lịch tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
c) Thành phần tham dự và dự kiến nội dung tiếp công dân của các buổi tiếp công dân định kỳ.
Theo quy định trên thì Bộ Tư pháp cần phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình về thông tin địa điểm tiếp công dân của mình.
Lưu ý: tại địa điểm tiếp công dân cần phải niêm yết nội quy tiếp công dân, hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật và các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Tiếp công dân 2013.
Như vậy, trong trường hơp cần tìm kiếm thông tin về quy trình, địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp thì chị có thể tìm kiểm trên trang thông tin điện tử của Bộ.
Bộ tư pháp có phải công bố thông tin địa điểm tiếp công dân lên trên trang thông tin điện tử của Bộ hay không? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ tiếp công dân định kỳ vào khoảng thời gian nào trong tháng?
Căn cứ Mục I Nội quy tiếp công dân của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-BTP năm 2015 quy định về thời gian tiếp công dân định kỳ như sau:
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
1. Thời gian tiếp công dân thường xuyên:
- Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút;
- Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ;
Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ: Nghỉ theo quy định.
2. Địa điểm tiếp công dân:
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp đặt tại trụ sở của Bộ, địa chỉ: Số 12 phố Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
3. Bộ trưởng tiếp công dân định kỳ:
Bộ trưởng trực tiếp hoặc tùy theo nội dung phân công Thứ trưởng tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp, nếu ngày tiếp công dân định kỳ của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công không thể thực hiện việc tiếp công dân theo lịch đã công bố vì lý do khách quan thì lùi lịch tiếp công dân sang thời gian khác.
4. Chánh Thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự tiếp công dân:
Chánh Thanh tra Bộ tiếp công dân vào thứ Năm hàng tuần, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp công dân vào thứ Ba hàng tuần.
Trong trường hợp ngày tiếp công dân của Chánh Thanh tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trùng vào ngày tiếp công dân của Bộ trưởng hoặc vì lý do khách quan không thể trực tiếp tiếp công dân theo lịch đã định thì sẽ thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp.
Nếu ngày tiếp công dân định kỳ của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Bộ Tư pháp được phép từ chối tiếp công dân trong những trường hợp nào?
Căn cứ Mục III Nội quy tiếp công dân của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-BTP năm 2015 có quy định như sau:
ĐỐI VỚI NGƯỜI TIẾP CÔNG DÂN
...
7. Từ chối tiếp người đang trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và các trường hợp khác theo quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân./.
Dẫn chiếu Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về các trường hợp được từ chối tiếp công dân như sau:
Những trường hợp được từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Từ những quy định trên thì Bộ Tư pháp được phép từ chối tiếp công dân trong những trường hợp sau:
(1) Người đang trong tình trạng say do dùng chất kích thích;
(2) Người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
(3) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
(4) Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
(5) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?