Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao dịch điện tử hay không?
Bộ Thông tin và Truyền thông có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao dịch điện tử không?
Theo Điều 1 Nghị định 48/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; phát thanh và truyền hình; thông tin điện tử; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin; an toàn thông tin mạng; giao dịch điện tử; chuyển đổi số quốc gia và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao dịch điện tử.
Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao dịch điện tử hay không? (hình từ internet)
Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý giao dịch điện tử?
Theo Điều 2 Nghị định 48/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
17. Về giao dịch điện tử
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển, ứng dụng giao dịch điện tử theo thẩm quyền;
b) Trình cấp có thẩm quyền ban hành, công nhận hoặc ban hành, công nhận theo thẩm quyền các tiêu chuẩn trong giao dịch điện tử;
c) Quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử thuộc thẩm quyền quản lý của bộ theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý phát triển hạ tầng công nghệ cho hoạt động giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật;
đ) Quy định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia theo quy định của pháp luật.
18. Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng bưu chính, viễn thông dùng riêng, mạng Truyền số liệu chuyên dùng phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
19. Phối hợp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình đã mã hóa, xuất bản phẩm, tem bưu chính, sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật; phối hợp chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thực hiện quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
...
Như vậy, trong công tác quản lý giao dịch điện tử có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển, ứng dụng giao dịch điện tử theo thẩm quyền;
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành, công nhận hoặc ban hành, công nhận theo thẩm quyền các tiêu chuẩn trong giao dịch điện tử;
- Quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử thuộc thẩm quyền quản lý của bộ theo quy định của pháp luật;
- Quản lý phát triển hạ tầng công nghệ cho hoạt động giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật;
- Quy định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia theo quy định của pháp luật.
Bộ Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc? Đó là các đơn vị nào?
Theo Điều 3 Nghị định 48/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của bộ
1. Vụ Bưu chính.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
4. Vụ Kinh tế số và Xã hội số.
5. Vụ Hợp tác quốc tế.
6. Vụ Pháp chế.
7. Vụ Tổ chức cán bộ.
8. Thanh tra Bộ.
9. Văn phòng Bộ.
10. Cục Báo chí.
11. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
12. Cục Xuất bản, In và Phát hành.
13. Cục Thông tin cơ sở.
14. Cục Thông tin đối ngoại.
15. Cục Viễn thông.
16. Cục Tần số vô tuyến điện.
17. Cục Chuyển đổi số quốc gia.
18. Cục An toàn thông tin.
19. Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông.
20. Cục Bưu điện Trung ương.
21. Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông.
22. Trung tâm Thông tin.
23. Báo VietNamNet.
24. Tạp chí Thông tin và Truyền thông.
25. Học viện Công nghệ bưu chính, viễn thông.
26. Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 26 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông có 6 đơn vị trực thuộc, đó là:
- Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông.
- Trung tâm Thông tin.
- Báo VietNamNet.
- Tạp chí Thông tin và Truyền thông.
- Học viện Công nghệ bưu chính, viễn thông.
- Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?