Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động chuyển đổi số quốc gia?

Bộ Thông tin và Truyền thông có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động liên quan đến chuyển đổi số quốc gia không? Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước trong hoạt động liên quan đến chuyển đổi số quốc gia?

Bộ Thông tin và Truyền thông có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động liên quan đến chuyển đổi số quốc gia không?

Theo căn cứ tại Điều 1 Nghị định 48/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vị trí và chức năng
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; phát thanh và truyền hình; thông tin điện tử; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin; an toàn thông tin mạng; giao dịch điện tử; chuyển đổi số quốc gia và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động liên quan đến chuyển đổi số quốc gia.

Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước trong hoạt động liên quan đến chuyển đổi số quốc gia?

Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước trong hoạt động liên quan đến chuyển đổi số quốc gia (hình từ internet)

Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động chuyển đổi số quốc gia?

Theo căn cứ tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 48/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý nhà nước trong hoạt động liên quan đến chuyển đổi số quốc gia như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; là đầu mối tổng hợp, tham mưu điều phối hoạt động phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương để thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh;

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số;

- hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của các bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền; đánh giá, kiểm định chất lượng các sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin.

Xây dựng, duy trì, cập nhật, tổ chức thực hiện Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh; hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ các hoạt động quản trị dữ liệu, chia sẻ, khai thác dữ liệu trong cơ quan nhà nước; xây dựng, vận hành phòng thử nghiệm hệ thống thông tin;

- Xây dựng, quản lý và vận hành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, Cổng dữ liệu quốc gia, nền tảng giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số, nền tảng điện toán đám mây Chính phủ và các nền tảng số phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo thẩm quyền;

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia về kinh tế số, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia về xã hội số, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động tuân thủ các quy tắc ứng xử trên môi trường số trong xã hội và cộng đồng.

Các tổ chức nào trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước?

Theo căn cứ tại Điều 3 Nghị định 48/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức của bộ
...
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 26 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các tổ chức sau đây trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

- Vụ Bưu chính.

- Vụ Khoa học và Công nghệ.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính.

- Vụ Kinh tế số và Xã hội số.

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Thanh tra Bộ.

- Văn phòng Bộ.

- Cục Báo chí.

- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

- Cục Xuất bản, In và Phát hành.

- Cục Thông tin cơ sở.

- Cục Thông tin đối ngoại.

- Cục Viễn thông.

- Cục Tần số vô tuyến điện.

- Cục Chuyển đổi số quốc gia.

- Cục An toàn thông tin.

- Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông.

- Cục Bưu điện Trung ương.

Bộ Thông tin và Truyền thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động chuyển đổi số quốc gia?
Pháp luật
Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao dịch điện tử hay không?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng bổ nhiệm được Bộ trưởng giao ký thay các văn bản nào?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng bổ nhiệm được phân công chỉ đạo, xử lý công việc gì?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có phải thành viên Chính phủ không? Do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Pháp luật
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo áp dụng đối với Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông là bao nhiêu?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông không được phép giải quyết những công việc như thế nào?
Pháp luật
Chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hàng tháng bao nhiêu?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông giải quyết công việc được giao thông qua các cách thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Thông tin và Truyền thông
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
68 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Thông tin và Truyền thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào