Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ nhà báo trong khoản thời gian nào theo quy định của pháp luật?
Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ nhà báo trong khoảng thời gian nào theo quy định của pháp luật?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT thì Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức cấp thẻ nhà báo hằng năm vào 02 thời điểm sau:
- Ngày 01 tháng 01 và;
- Ngày 21 tháng 6
Lưu ý: trong trường hợp từ chối cấp thẻ, các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT thông báo, nêu rõ lý do trên cống dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc bằng văn bản.
Trong đó, các cơ quan phải thông báo trên cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc bằng văn bản khi từ chối cấp thẻ nhà báo là:
- Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng thuộc các cơ quan báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí;
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
Ngược lại, bên phía cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo phải gửi hồ sơ cấp thẻ nhà báo trước ngày 01 tháng 11 và ngày 21 tháng 4 hàng năm, trước ngày 01 tháng 9 năm cuối cùng của thời hạn sử dụng thẻ nhà báo để xét cấp thẻ.
Lưu ý: Hồ sơ cấp thẻ nhà báo mà cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo cần chuẩn bị gồm có:
- Bản khai đăng ký cấp thẻ nhà báo do người được đề nghị cấp thẻ nhà báo kê khai theo mẫu;
- Bản sao điện tử (trường hợp gửi hồ sơ trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông) hoặc bản sao (trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) Bằng tốt nghiệp đại học trở lên hoặc Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên đối với trường hợp là người dân tộc thiểu số quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Báo chí 2016 (không áp dụng đối với trường hợp cấp đổi thẻ nhà báo theo kỳ hạn mới);
- Bản sao điện tử (trường hợp gửi hồ sơ trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông) hoặc bản sao (trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động và văn bản khác có liên quan (tài liệu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thể hiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan báo chí, cơ quan công tác hoặc thể hiện việc thanh toán, chi trả tiền lương/tiền công/tiền thù lao/tiền nhuận bút theo tháng) để chứng minh thời gian công tác liên tục hai (02) năm trở lên tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ nhà báo hoặc tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương;
- Danh sách tác phẩm báo chí đã đăng, phát đối với trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 26 Luật Báo chí 2016;
- Bản tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo.
Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ nhà báo trong khoản thời gian nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối cấp thẻ nhà báo trong trường hợp nào?
Dựa vào quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ nhà báo
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối cấp thẻ và xem xét, làm rõ trách nhiệm liên quan khi phát hiện hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo có nội dung thông tin hoặc tài liệu, giấy tờ không chính xác, không hợp pháp.
Lưu ý: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị liên quan trong việc đề nghị cấp thẻ nhà báo chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp đối với các tài liệu, giấy tờ và nội dung thông tin xác nhận trong hồ sơ theo phạm vi thẩm quyền của cơ quan đó; bảo đảm các đối tượng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có hoạt động báo chí đúng với nội dung kê khai trong hồ sơ.
Người đề nghị cấp thẻ nhà báo chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp đối với các tài liệu, giấy tờ và nội dung thông tin kê khai của mình trong hồ sơ.
Cơ quan có thẩm quyền không được đề nghị xét cấp thẻ nhà báo đối với những trường hợp nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Báo chí 2016 thì cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác không được đề nghị xét cấp thẻ nhà báo đối với những trường hợp sau:
- Không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 26 Luật Báo chí 2016;
- Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
- Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động mà chưa hết thời hạn 12 tháng tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
- Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xóa án tích;
- Bị thu hồi thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian thu hồi thẻ chưa quá 12 tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời Điểm xét cấp thẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?