Bổ sung thêm 9 ngành mới và sửa đổi mã ngành thuộc Danh mục đào tạo trình độ đại học từ ngày 22/7/2022?
Bổ sung thêm 9 ngành mới và sửa đổi mã ngành nào trong Danh mục ngành đào tạo đại học?
Theo Danh mục thống kê ngành đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT ban hành:
- Bổ sung thêm 9 ngành đào tạo đại học mới sau:
STT | Mã ngành | Tên ngành |
1 | 7140103 | Công nghệ giáo dục |
2 | 7140249 | Sư phạm Lịch sử - Địa lý |
3 | 7310109 | Kinh tế số |
4 | 7340205 | Công nghệ tài chính |
5 | 7460108 | Khoa học dữ liệu |
6 | 7480107 | Trí tuệ nhân tạo |
7 | 7520138 | Kỹ thuật hàng hải |
8 | 7860103 | Trinh sát kỹ thuật |
9 | 7860107 | Kỹ thuật Công an nhân dân |
- Sửa đổi mã ngành của các ngành đào tào đại học sau:
STT | Mã ngành | Tên ngành | |
1 | 7140207 | Huấn luyện thể thao | Chuyển đến nhóm ngành 78103 |
2 | 7229008 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | Sửa mã ngành (mã cũ là 729008) |
3 | 7760103 | Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật | Sửa mã ngành (mã cũ là 8760103) |
4 | 7810302 | Huấn luyện thể thao | Ngành chuyển đến từ nhóm ngành 71402 (mã cũ là 7140207) |
5 | 7860219 | Chỉ huy, tham mưu thông tin | Sửa mã ngành (mã cũ là 7860220) |
Bổ sung thêm 9 ngành mới và sửa đổi mã ngành thuộc Danh mục đào tạo trình độ đại học từ ngày 22/7/2022?
Bổ sung ngành mới vào Danh mục ngành Đào tạo đại học phải đáp ứng các điều kiện như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định về bổ sung ngành mới vào Danh mục ngành Đào tạo đại học như sau:
- Một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục ngành chính thức khi đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Có căn cứ khoa học và thực tiễn về nguồn gốc hình thành ngành đào tạo mới (trên cơ sở tách ra từ một ngành hoặc lai ghép một số ngành theo yêu cầu phát triển của khoa học, công nghệ và thực tiễn nghề nghiệp);
+ Có sự khác biệt tối thiểu là 30% về kiến thức và kỹ năng chuyên môn so với các ngành hiện có thuộc nhóm ngành dự kiến sắp xếp trong Danh mục;
+ Có số liệu phân tích, dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo hiện tại không đáp ứng được; đối với các ngành đã có sinh viên tốt nghiệp phải có số liệu phân tích, đánh giá tin cậy về khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo khác không đáp ứng được;
+ Đã được đào tạo tại nhiều cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới hoặc đã được liệt kê ở ít nhất hai bảng phân loại các chương trình và ngành đào tạo thông dụng trên thế giới (trừ một số ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng);
+ Đã được phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng kiểm định chương trình tại ít nhất hai cơ sở đào tạo trong nước và được các cơ sở đào tạo đó cùng đề xuất bổ sung vào Danh mục;
+ Đối với các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên, nghệ thuật, thể thao, pháp luật, sức khỏe, an ninh, quốc phòng phải có ý kiến đồng thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành tương ứng.
- Một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào Danh mục ngành thí điểm khi đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này.
- Một ngành mới khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét cấp mã ngành chính thức và chuyển ra khỏi Danh mục ngành thí điểm. Một ngành mới bổ sung vào Danh mục phải được ghi rõ thời gian có hiệu lực áp dụng.
Sửa đổi mã ngành trong danh mục ngành đào tạo Đại học được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định về đổi tên, chuyển vị trí, loại bỏ ngành trong Danh mục ngành đào tạo Đại học như sau:
- Một ngành trong Danh mục được xem xét đổi tên hoặc chuyển vị trí khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Tên mới, vị trí mới được thuyết minh phải có lý do phù hợp hơn so với tên, vị trí hiện tại theo quy định về phân loại, sắp xếp tại Điều 5 của Thông tư này;
+ Có sự không phù hợp giữa tên gọi hoặc vị trí của ngành trong Danh mục hiện tại khi đối sánh với ít nhất hai bảng phân loại các chương trình, ngành đào tạo thông dụng trên thế giới (trừ các ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành đặc thù liên quan đến an ninh, quốc phòng);
+ Việc đổi tên, chuyển vị trí phù hợp với xu thế phát triển của ngành đào tạo, được ít nhất 2/3 số cơ sở đang đào tạo ngành này ở Việt Nam đồng thuận đề xuất.
- Một ngành khi đổi tên được giữ nguyên mã ngành và hiệu lực áp dụng. Một ngành được chuyển vị trí trong Danh mục sẽ được cấp một mã ngành mới phù hợp với lĩnh vực, nhóm ngành mới và phải được ghi rõ thời gian có hiệu lực áp dụng; mã ngành cũ không được xóa khỏi Danh mục nhưng sẽ hết hiệu lực áp dụng.
- Một ngành trong Danh mục ngành chính thức được xem xét loại bỏ khi không còn nhu cầu đào tạo và được tất cả các cơ sở đào tạo ngành này ở Việt Nam đồng thuận đề xuất và không còn đào tạo. Một ngành đã có mã ngành chính thức (không thuộc Danh mục ngành thí điểm) khi loại bỏ khỏi Danh mục phải được giữ nguyên mã ngành, tên ngành nhưng sẽ hết hiệu lực áp dụng.
- Một ngành trong Danh mục ngành thí điểm được xem xét loại bỏ nếu trong 10 năm tính từ ngày được bổ sung vào Danh mục ngành thí điểm nhưng không được chuyển sang Danh mục ngành chính thức.
Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?