Bộ phận phẫu thuật của khoa gây mê hồi sức phải có tối thiểu bao nhiêu người? Yêu cầu về trang thiết bị, thuốc đối với bộ phận phẫu thuật được quy định thế nào?
Bộ phận phẫu thuật của khoa gây mê hồi sức phải có tối thiểu bao nhiêu người?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về bố trí nhận lực bộ phận phẫu thuật như sau:
Bố trí nhân lực
Nhân lực của khoa gây mê - hồi sức được bố trí ở các bộ phận như sau:
...
3. Phẫu thuật: nhân lực cho mỗi ca phẫu thuật tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên làm nhiệm vụ dụng cụ, 01 (một) điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài và 01 (một) hộ lý.
Theo quy định trên, bộ phận phẫu thuật của khoa gây mê hồi sức phải có tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức.
Bộ phận phẫu thuật của khoa gây mê hồi sức (Hình từ Internet)
Bác sĩ bộ phận phẫu thuật của khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của bác sĩ tại khu phẫu thuật như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của bác sỹ gây mê - hồi sức
...
2. Nhiệm vụ của bác sĩ tại khu phẫu thuật:
a) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về chuyên môn gây mê - hồi sức theo sự phân công của trưởng khoa;
b) Trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn hoặc có tai biến xảy ra phải kịp thời báo cáo trưởng khoa;
c) Đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở các bác sỹ, điều dưỡng viên, các nhân viên y tế và các đối tượng khác (nếu được bác sĩ tại khu phẫu thuật cho phép) có mặt trong phòng mổ; bảo đảm kiểm soát nhiễm khuẩn trong phòng mổ;
d) Kiểm tra người bệnh, hồ sơ bệnh án gây mê - hồi sức trước và sau phẫu thuật; các tài liệu phải được ghi đầy đủ, chính xác và trung thực;
đ) Luôn có mặt khi gây mê - hồi sức cho người bệnh, trừ trường hợp đã có bác sỹ gây mê - hồi sức khác thay thế sau khi đã bàn giao đầy đủ;
e) Phối hợp chặt chẽ với các khoa và người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật có liên quan để hoàn thành tốt công việc, thực hiện kế hoạch phẫu thuật, theo dõi và chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật;
g) Tham gia duyệt phẫu thuật, thủ thuật, khám và chuẩn bị người bệnh trước gây mê để đánh giá, giải thích, có thể bổ sung các xét nghiệm hoặc điều trị, mời hội chẩn nếu cần, lập kế hoạch gây mê - hồi sức;
...
Theo đó, bác sĩ bộ phận phẫu thuật của khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 10 nêu trên.
Trong đó nhiệm vụ tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về chuyên môn gây mê - hồi sức theo sự phân công của trưởng khoa.
Và trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn hoặc có tai biến xảy ra phải kịp thời báo cáo trưởng khoa.
Yêu cầu về trang thiết bị, thuốc đối với bộ phận phẫu thuật khoa gây mê hồi sức được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 13/2012/TT-BYT về trang thiết bị, thuốc và vật tư tiêu hao đối với bộ phận phẫu thuật như sau:
Trang thiết bị, thuốc và vật tư tiêu hao
1. Bộ phận phẫu thuật :
a) Bộ phận phẫu thuật tối thiểu phải có 02 (hai) phòng mổ.
b) Mỗi phòng mổ phải bảo đảm các trang thiết bị như sau:
- Đủ trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và thuốc bảo đảm gây mê - hồi sức theo danh mục quy định phù hợp danh mục phẫu thuật, thủ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Một bàn phẫu thuật đa tư thế;
- Bàn đặt dụng cụ phẫu thuật, thủ thuật;
- Bộ dụng cụ phẫu thuật phù hợp;
- Hệ thống ôxy, khí nén, máy hút chân không;
- Một máy mê kèm thở có bình bốc hơi cho thuốc mê hô hấp (tốt nhất là dùng được hệ thống gây mê kín);
- Một máy monitor 5 thông số (điện tim, huyết áp không xâm lấn, SpO2, nhịp thở, nhiệt độ) hoặc máy có nhiều thông số gồm cả thông số đo huyết áp xâm lấn, EtCO2, phân tích khí gây mê và thăm dò huyết động chuyên sâu khác cho một số người bệnh nặng hoặc phẫu thuật chuyên khoa sâu;
- Tối thiểu 01 bơm tiêm điện có ắc quy hoạt động;
- Vật tư tiêu hao cùng các phương tiện cấp cứu hô hấp và tuần hoàn;
- Phương tiện làm ấm dịch và truyền dịch nhanh;
- Phương tiện sưởi ấm người bệnh.
c) Phương tiện dùng chung cho khu phẫu thuật gồm máy chống rung, bộ đặt nội khí quản khó, mặt nạ thanh quản các cỡ, máy nội soi phế quản mềm;
d) Các khu vực cần gây mê - hồi sức (ngoài khu mổ) cũng phải có trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho việc an thần, gây mê, gây tê, cấp cứu hô hấp và tuần hoàn.
Như vậy, bộ phận phẫu thuật khoa gây mê hồi sức phải có 02 (hai) phòng mổ. Và phòng mổ phải đảm bảo những trang thiết bị được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 nêu trên.
Đồng thời phương tiện dùng chung cho khu phẫu thuật gồm máy chống rung, bộ đặt nội khí quản khó, mặt nạ thanh quản các cỡ, máy nội soi phế quản mềm.
Các khu vực cần gây mê - hồi sức (ngoài khu mổ) cũng phải có trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho việc an thần, gây mê, gây tê, cấp cứu hô hấp và tuần hoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?