Bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ nào? Nhiệm vụ của điều dưỡng tại bộ phận hồi tỉnh được quy định thế nào?
Bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về hồi tỉnh như sau:
Hồi tỉnh là giai đoạn người bệnh thoát khỏi tác dụng của gây mê.
Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về bố trí nhân lực ở bộ phận hồi tỉnh như sau:
Bố trí nhân lực
...
4. Hồi tỉnh: tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng viên tuỳ thuộc vào số giường hồi tỉnh với tỷ lệ 02 (hai) điều dưỡng viên phụ trách 05 giường bệnh) và 01 (một) hộ lý.
...
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm cụ của bộ phận hồi tỉnh trong khoa gây mê hồi sức như sau:
Nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê - hồi sức
...
4. Hồi tỉnh:
a) Tiếp nhận và đánh giá tình trạng của người bệnh;
b) Xử trí, điều trị tích cực để giúp người bệnh mau chóng hồi tỉnh;
c) Điều trị chống đau sau phẫu thuật, thủ thuật;
d) Theo dõi, phát hiện, xử trí biến chứng, bất thường nếu có đối với người bệnh;
đ) Đánh giá tình trạng người bệnh để chuyển về bộ phận hồi sức ngoại khoa hoặc chuyển đến các khoa liên quan khác.
...
Theo đó, bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 4 Điều 8 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tiếp nhận và đánh giá tình trạng của người bệnh. Và theo dõi, phát hiện, xử trí biến chứng, bất thường nếu có đối với người bệnh.
Bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức (Hình từ Internet)
Bác sĩ tại bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của bác sĩ tại bộ phận hồi tỉnh như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của bác sỹ gây mê - hồi sức
...
3. Nhiệm vụ của bác sĩ tại bộ phận hồi tỉnh:
a) Tiếp nhận và đánh giá tình trạng người bệnh vừa chuyển đến để có chỉ định phù hợp;
b) Thực hiện các kỹ thuật, phương pháp chống đau cho người bệnh;
c) Theo dõi, phát hiện, xử trí biến chứng và bất thường đối với người bệnh;
d) Chỉ đạo điều dưỡng viên phòng hồi tỉnh thực hiện các y lệnh điều trị và chăm sóc người bệnh;
đ) Xác định người bệnh đủ điều kiện để ra quyết định chuyển về bộ phận hồi sức ngoại khoa, khoa nội trú, điều trị ngoại trú hoặc xuất viện;
e) Phối hợp cùng bác sỹ khác để xử trí người bệnh nặng cần hồi sức lưu lại bộ phận hồi tỉnh.
...
Theo đó, bác sĩ tại bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 3 Điều 10 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tiếp nhận nhận và đánh giá tình trạng người bệnh vừa chuyển đến để có chỉ định phù hợp. Và thực hiện các kỹ thuật, phương pháp chống đau cho người bệnh.
Đồng thời chỉ đạo điều dưỡng viên phòng hồi tỉnh thực hiện các y lệnh điều trị và chăm sóc người bệnh.
Nhiệm vụ của điều dưỡng tại bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng tại bộ phận hồi tỉnh như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên gây mê - hồi sức và hộ lý
...
4. Điều dưỡng tại bộ phận hồi tỉnh:
a) Theo dõi người bệnh, phát hiện và xử lý cấp cứu bước đầu những biến chứng của người bệnh trong phạm vi cho phép, chuẩn bị đầy đủ giường bệnh, trang thiết bị, vật tư tiêu hao để sẵn sàng tiếp đón người bệnh sau phẫu thuật;
b) Phụ giúp bác sĩ gây mê - hồi sức trong thăm khám và điều trị người bệnh tại bộ phận hồi tỉnh;
c) Đánh giá tình trạng người bệnh theo các thang điểm quy định;
d) Theo dõi và ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực diễn biến của người bệnh, việc thực hiện y lệnh vào bảng theo dõi và hồ sơ cho điều dưỡng viên.
...
Như vậy, điều dưỡng tại bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 4 Điều 12 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ theo dõi người bệnh, phát hiện và xử lý cấp cứu bước đầu những biến chứng của người bệnh trong phạm vi cho phép, chuẩn bị đầy đủ giường bệnh, trang thiết bị, vật tư tiêu hao để sẵn sàng tiếp đón người bệnh sau phẫu thuật.
Đồng thời theo dõi và ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực diễn biến của người bệnh, việc thực hiện y lệnh vào bảng theo dõi và hồ sơ cho điều dưỡng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?