Bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức phải có tối thiểu bao nhiêu bác sĩ? Nhiệm vụ của bác sĩ và điều dưỡng tại bộ phận chống đau là gì?
Bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức phải có tối thiểu bao nhiêu bác sĩ?
Căn cứ khoản 6 Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về bố trí nhân lực bộ phận chống đau như sau:
Bố trí nhân lực
Nhân lực của khoa gây mê - hồi sức được bố trí ở các bộ phận như sau:
...
6. Chống đau: tối thiểu gồm 01 (một) bác sĩ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng tùy thuộc vào số giường bệnh, tỷ lệ 01 (một) (điều dưỡng viên phụ trách 02 giường bệnh) và 01 (một) hộ lý.
Theo quy định trên, bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức phải có tối thiểu 01 (một) bác sĩ gây mê - hồi sức.
Đối với số lượng điều dưỡng viên và hộ lý thì số lượng điều dưỡng tùy thuộc vào số giường bệnh, tỷ lệ 01 (một) (điều dưỡng viên phụ trách 02 giường bệnh) và 01 (một) hộ lý.
Bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức (Hình từ Internet)
Bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức thực hiện những nhiệm vụ nào?
Theo khoản 6 Điều 8 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của bộ phận chống đau trong khoa gây mê hồi sức như sau:
Nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê - hồi sức
...
6. Chống đau:
a) Khám, tư vấn, xử trí chống đau cho người bệnh trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và các trường hợp đau cấp và mạn tính sau mổ khác;
b) Trước khi thực hiện kỹ thuật chống đau phải thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về kỹ thuật, phương pháp chống đau sẽ thực hiện;
c) Theo dõi, xử trí các biến chứng, tác dụng không mong muốn nếu có của phương pháp, kỹ thuật chống đau.
7. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định nêu trên, các bộ phận của khoa gây mê - hồi sức phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa.
Theo đó, bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức thực hiện những nhiệm vụ được quy định tại khoản 6 Điều 8 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ khám, tư vấn, xử trí chống đau cho người bệnh trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và các trường hợp đau cấp và mạn tính sau mổ khác.
Đồng thời trước khi thực hiện kỹ thuật chống đau phải thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về kỹ thuật, phương pháp chống đau sẽ thực hiện.
Và ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định nêu trên, bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa.
Nhiệm vụ của bác sĩ và điều dưỡng tại bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức là gì?
Theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của bác sĩ tại bộ phận chống đau như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của bác sỹ gây mê - hồi sức
...
5. Nhiệm vụ của bác sĩ tại bộ phận chống đau
a) Khám, tư vấn chống đau cho người bệnh trước và sau khi phẫu thuật;
b) Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh hoặc cả hai về kỹ thuật, phương pháp sẽ thực hiện;
c) Tổ chức thực hiện các biện pháp chống đau;
d) Giám sát kết quả thực hiện;
đ) Theo dõi, xử trí các biến chứng, tác dụng không mong muốn của phương pháp chống đau.
Căn cứ khoản 6 Điều 12 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên gây mê - hồi sức tại bộ phận chống đau như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên gây mê - hồi sức và hộ lý
...
6. Điều dưỡng viên gây mê - hồi sức tại bộ phận chống đau:
Theo dõi, đánh giá hiệu quả giảm đau trên người bệnh, khi có diễn biến bất thường cần báo cáo ngay với bác sỹ để xử trí.
...
Như vậy, bác sĩ và điều dưỡng tại bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 5 Điều 10 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ khám, tư vấn chống đau cho người bệnh trước và sau khi phẫu thuật và thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh hoặc cả hai về kỹ thuật, phương pháp sẽ thực hiện.
Điều dưỡng tại bộ phận chống đau của khoa gây mê hồi sức có nhiệm vụ theo dõi, đánh giá hiệu quả giảm đau trên người bệnh, khi có diễn biến bất thường cần báo cáo ngay với bác sỹ để xử trí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?