Bộ phận cảm biến nhiệt được lắp đặt ở đâu trên bình chứa khí chữa cháy? Nhiệt độ làm việc của bộ phận cảm biến nhiệt?
Bộ phận cảm biến nhiệt được lắp đặt ở đâu trên bình chứa khí chữa cháy?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Phần 2: Bình khí chữa cháy quy định như sau:
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7161-1, TCVN 12314-1 và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt (Automatic activated fire extinguisher)
Thiết bị gồm bình chứa khí chữa cháy và các bộ phận khác có liên quan tự động xả khí chữa cháy khi có tác động của nhiệt độ vượt quá ngưỡng tác động kích hoạt của bộ phận cảm biến nhiệt (gọi tắt là bình khí).
3.2
Cụm van (Container valve)
Cụm van được lắp đặt ở vị trí đầu bình chứa khí chữa cháy có tác dụng giữ khí chữa cháy trong bình và xả khí chữa cháy khi được kích hoạt. Cụm van có thể gồm đầu phun, bộ phận cảm biến nhiệt và van xả áp an toàn.
Theo quy định nêu trên, cụm van có thể gồm đầu phun, bộ phận cảm biến nhiệt và van xả áp an toàn.
Cụm van được lắp đặt ở vị trí đầu bình chứa khí chữa cháy có tác dụng giữ khí chữa cháy trong bình và xả khí chữa cháy khi được kích hoạt.
Như vậy, có thể kết luận, bộ phận cảm biến nhiệt có thể là một trong các bộ phận của cụm van, được lắp đặt ở vị trí đầu bình chứa khí chữa cháy.
Bộ phận cảm biến nhiệt được lắp đặt ở đâu trên bình chứa khí chữa cháy? Nhiệt độ làm việc của bộ phận cảm biến nhiệt? (Hình từ Internet).
Nhiệt độ làm việc của bộ phận cảm biến nhiệt trong bình chứa khí chữa cháy theo tiêu chuẩn Việt Nam?
Theo tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Phần 2: Bình khí chữa cháy quy định về nhiệt độ làm việc bộ phận cảm biến nhiệt trong bình chứa khí chữa cháy như sau:
- Bộ phận cảm biến nhiệt phải làm việc trong phạm vi nhiệt độ t = I ± (0,035I+ 0,62)°C trong đó I là nhiệt độ làm việc danh nghĩa của bộ phận cảm biến nhiệt.
Nhiệt độ làm việc danh nghĩa của bộ phận cảm biến phải phù hợp với Bảng 1
Bảng 1 - Nhiệt độ làm việc danh nghĩa
- Đối với Bộ phận cảm biến nhiệt dạng bầu thủy tinh:
Nhiệt độ làm việc danh nghĩa, I °C | Mã màu chất lỏng |
57 | Da cam (orange) |
68 | Đỏ (red) |
79 | Vàng (yellow) |
93 | Xanh lá cây (green) |
107 | Xanh lá cây (green) |
121 | Xanh da trời (blue) |
141 | Xanh da trời (blue) |
163 | Hoa cà (mauve) |
182 | Hoa cà (mauve) |
204 | Đen (black) |
227 | Đen (black) |
260 | Đen (black) |
343 | Đen (black) |
- Đối với Bộ phận cảm biến nhiệt dạng phần tử dễ chảy:
Phạm vi nhiệt độ làm việc danh nghĩa, I°C | Mã màu thanh giữ |
57 đến 77 | Không màu (uncoloured) |
80 đến 107 | Trắng (white) |
121 đến 149 | Xanh da trời (blue) |
163 đến 191 | Đỏ (red) |
204 đến 246 | Xanh lá cây (green) |
260 đến 302 | Da cam (orange) |
320 đến 343 | Da cam (orange) |
Chiều cao lắp đặt tối đa của bộ phận cảm biến nhiệt là bao nhiêu m?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Phần 2: Bình khí chữa cháy quy định như sau:
5. Yêu cầu lắp đặt
5.1 Bình khí chỉ áp dụng đối với các khu vực thường không có người và phải đảm bảo các yêu cầu về sự phù hợp của chất khí chữa cháy với chất cháy.
5.2 Bình khí được dùng để chữa cháy trong khu vực được bao che kín hoặc các thiết bị có sẵn cấu kiện bao che vây quanh đảm bảo thời gian duy trì nồng độ dập tắt theo quy định tại TCVN 7161-1.
5.3 Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt phải được lắp đặt phù hợp với các thông số kỹ thuật theo công bố của nhà sản xuất và được thử nghiệm theo quy định của tiêu chuẩn này. Bình khí có thể được lắp trong khu vực bảo vệ, Bình khí không yêu cầu phải có cơ cấu kích hoạt bằng tay.
5.4 Bình khí phải được lắp đặt trong các giới hạn về thông số kỹ thuật theo công bố của nhà sản xuất:
- Độ cao lắp đặt.
- Diện tích bao phủ của đầu phun chữa cháy.
- Khoảng cách giữa các bình khí trong hệ thống (nếu có).
5.5 Đầu phun xả khí có thể gắn kèm trên cụm van hoặc lắp đặt cách bình khí trong giới hạn đã được kiểm định. Khoảng cách đầu phun xả khí đến trần khu vực bảo vệ không quá 300 mm.
5.6 Chiều cao lắp đặt tối đa của bộ phận cảm biến nhiệt theo công bố của nhà sản xuất nhưng không cao quá 9 m, khoảng cách từ bộ phận cảm biến nhiệt đến trần của khu vực bảo vệ phải đảm bảo khoảng cách từ 0,08 m - 0,4 m. Khoảng cách tối đa giữa các bộ phận cảm biến nhiệt theo bảng sau:
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chiều cao lắp đặt tối đa của bộ phận cảm biến nhiệt theo công bố của nhà sản xuất nhưng không cao quá 9 m.
Ngoài ra, khoảng cách từ bộ phận cảm biến nhiệt đến trần của khu vực bảo vệ phải đảm bảo khoảng cách từ 0,08 m - 0,4 m.
Khoảng cách tối đa giữa các bộ phận cảm biến nhiệt theo bảng sau:
Khu vực có trần bằng phẳng | Khu vực có trần được phân đoạn bằng dầm, xà... có độ sâu > 300 mm | |
Bán kính bảo vệ của bộ phận cảm biến | ≤ 5,1 m | ≤ 3,6 m |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?