Bố mẹ chồng không đồng ý để cháu mang họ của bố thì có được làm giấy khai sinh không? Khi làm giấy khai sinh cha mẹ cần xuất trình nộp các giấy tờ gì?

Cho tôi hỏi bố mẹ chồng không đồng ý để cháu mang họ của bố thì có được làm giấy khai sinh không? Tôi vừa sinh em bé gia đình nhà chồng không đồng ý để cháu mang họ của bố. Chúng tôi tổ chức đám cưới, có đăng ký kết hôn không được gia đình nhà chồng chấp thuận. Chúng tôi có thể đăng ký giấy họ của con theo họ của bố không? Việc đăng ký tên trong giấy khai sinh có cần phải có sự đồng ý của bố mẹ chồng không?

Bố mẹ chồng không đồng ý để cháu mang họ của bố thì có được làm giấy khai sinh không?

Căn cứ Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền có họ và tên như sau:

Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
[...]

Bên cạnh đó, theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:

Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

Đối chiếu quy định trên, nếu có thỏa thuận về việc đăng ký họ của con theo họ của mẹ, bạn hoàn toàn có thể đăng ký họ của con theo họ của mình. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đăng ký họ cho con không cần sự đồng ý của bố mẹ chồng.

Do đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký giấy khai sinh cho con.

Giấy khai sinh

Đăng ký giấy khai sinh

Khi làm giấy khai sinh cha mẹ cần xuất trình nộp các giấy tờ gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về việc xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau:

Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Theo, khi đi làm giấy khai sinh cho con thì cha hoặc mẹ của con cần xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau đây:

- Hộ chiếu

- Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân

- Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Nếu trong giai đoạn chuyển tiếp thì người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Thủ tục đăng ký giấy khai sinh sau khi nhận đủ giấy tờ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.

Tải về mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất 2023: Tại Đây

Giấy khai sinh Tải trọn bộ các quy định về Giấy khai sinh hiện hành
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Một mình làm giấy khai sinh cho con được không? Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con như thế nào?
Pháp luật
Có bắt buộc xét nghiệm adn cha con để làm giấy khai sinh hay không theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Xin cấp bản sao Giấy khai sinh thì phải khai báo những thông tin nào? Không có bản sao Giấy khai sinh thì đăng ký lại khai sinh được không?
Pháp luật
Cách ghi nơi sinh và nơi cư trú trong Giấy khai sinh của người được khai sinh? Bản chính và bản sao Giấy khai sinh do cơ quan nào in?
Pháp luật
Tomboy có thể thay đổi tên trên giấy khai sinh vì thấy không hợp với giới tính thật của mình hay không?
Pháp luật
Có bắt buộc phải cung cấp đầy đủ thông tin trên giấy khai sinh đã mất mới được trích lục khai sinh không?
Pháp luật
Chồng nhận con ngoài giá thú có cần sự đồng ý của vợ hay không? Nhận con ngoài giá thú, có được ghi tên cha vào giấy khai sinh của con không?
Pháp luật
Để có thể đăng ký lại giấy khai sinh bản chính thì phải đáp ứng được những điều kiện nào? Thủ tục đăng ký lại giấy khai sinh bản chính được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Bố mẹ chồng không đồng ý để cháu mang họ của bố thì có được làm giấy khai sinh không? Khi làm giấy khai sinh cha mẹ cần xuất trình nộp các giấy tờ gì?
Pháp luật
Mẹ đơn thân có được xin cấp bản sao khai sinh cho con không? Giá trị pháp lý của bản sao khai sinh được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy khai sinh
1,650 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy khai sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào