Trong bộ máy hành chính, các bộ, cơ quan ngang bộ có cơ cấu tổ chức như thế nào? Cơ quan thuộc Chính phủ là gì?
Bộ, cơ quan ngang bộ là gì?
Căn cứ Điều 39 Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định về bộ và cơ quan ngang bộ như sau:
1. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Như vậy, bạn hiểu rằng Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Bên cạnh đó Chính phủ sẻ quy định từng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể ở từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Bộ, cơ quan ngang bộ (Hình từ internet)
Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ ra sao?
Căn cứ Điều 40 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 như sau:
1. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.”.
3. Việc thành lập các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất, phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Như vậy, bạn thấy rằng cơ cấu tổ chức trong bộ máy hành chính của Bộ, cơ quan ngang bộ trong bộ máy hành chính sẻ bao gồm các khoản được nêu trên.
Văn phòng Chính phủ là gì? Có vị trí và chức năng như thế nào trong bộ máy hành chính?
Tại Điều 41 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về Văn phòng Chính phủ như sau:
1. Văn phòng Chính phủ là bộ máy giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ.
2. Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đứng đầu.
Căn cứ Điều 1 Nghị định 150/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về vị trí, chức năng của Văn phòng Chính phủ như sau:
Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, quy định trên đã được thay thế bởi Điều 1 Nghị định 79/2022/NĐ-CP như sau:
Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cho thấy rằng, văn phòng chính phủ là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, ngoài ra còn thực hiện các hoạt động khác theo quy định để bảo đảm hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan thuộc Chính phủ là gì?
Tại Điều 42 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về Cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
1. Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập.
2. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
1. Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
2. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Như vậy, bạn có thể hiểu cơ quan thuộc Chính phủ là một cơ quan do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
Ngoài ra, trong bộ máy hành chính thì cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?