Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có bao nhiêu cơ quan trực thuộc? Thứ trưởng có thể thay thế Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham dự phiên họp Chính phủ không?
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có bao nhiêu cơ quan trực thuộc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Bảo hiểm xã hội.
2. Vụ Bình đẳng giới.
3. Vụ Pháp chế.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
7. Văn phòng.
8. Thanh tra.
9. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.
10. Cục Việc làm.
11. Cục Quản lý lao động ngoài nước.
12. Cục An toàn lao động.
13. Cục Người có công.
14. Cục Bảo trợ xã hội.
15. Cục Trẻ em.
16. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
17. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
18. Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
19. Trung tâm Công nghệ Thông tin.
20. Báo Dân trí.
21. Tạp chí Lao động và Xã hội.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 17 Điều này là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 18 đến khoản 21 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có 21 cơ quan trực thuộc. Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 17 Điều này là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 18 đến khoản 21 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có bao nhiêu cơ quan trực thuộc? (Hình từ Internet)
Thứ trưởng có thể thay thế Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham dự phiên họp Chính phủ không?
Căn cứ vào Điều 25 Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định về thành phần dự phiên họp Chính phủ như sau:
Thành phần dự phiên họp Chính phủ
1. Các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ vắng mặt có lý do chính đáng và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thì được cử cấp phó dự thay. Người dự họp thay có trách nhiệm trình bày trước Chính phủ ý kiến của thành viên Chính phủ nhưng không được biểu quyết.
Phiên họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự.
2. Thành phần đại biểu khách mời tham dự phiên họp Chính phủ như sau:
a) Mời Chủ tịch nước dự tất cả các phiên họp;
b) Mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội dự khi bàn các vấn đề có liên quan;
c) Mời lãnh đạo các Ban của Đảng, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự họp khi cần thiết;
d) Việc mời các đại biểu khách mời khác tham dự phiên họp được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đại biểu dự họp không phải là thành viên Chính phủ được mời phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Từ quy định trên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ vắng mặt có lý do chính đáng và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thì được cử cấp phó dự thay. Người dự họp thay có trách nhiệm trình bày trước Chính phủ ý kiến của thành viên Chính phủ nhưng không được biểu quyết.
Như vậy, Thứ trưởng có thể thay thế Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham dự phiên họp Chính phủ nhưng không được biểu quyết.
Nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là gì?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
3. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
5. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
6. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật.
7. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
8. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng cục trưởng và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: vụ, cục, thanh tra, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và phòng thuộc vụ (nếu có), phòng thuộc Thanh tra Bộ, phòng thuộc Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật.
Quyết định việc phân cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.
9. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
10. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
11. Ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.
12. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.
13. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, Bộ trưởng có các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên đối với Bộ, chủ yếu là lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào không cần qua bước bình xét được trợ giúp xã hội khẩn cấp? Chính sách hỗ trợ chi phí mai táng cho người chết do thiên tai thế nào?
- Giáng sinh bắt nguồn từ đâu? Ông già Noel bắt nguồn từ đâu? Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào?
- Mẫu 01/NCNN khai đăng ký thuế dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài mới nhất? Hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp của nhà cung cấp ở nước ngoài?
- Công ty thưởng Tết bằng vàng có được không? Nhân viên có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
- Tổ chức Lễ dâng hương dâng hoa trong Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?