Bỏ hoàn toàn việc đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong cấp trung học phổ thông đúng không?
- Bỏ hoàn toàn việc đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong cấp trung học phổ thông đúng không?
- Nếu bỏ đánh giá bằng điểm số thì việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ thực hiện như thế nào?
- Nếu bỏ đánh giá bằng điểm số thì kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông đối với các môn Toán, Lý, Hóa... sẽ được tính như thế nào?
Bỏ hoàn toàn việc đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong cấp trung học phổ thông đúng không?
Trước đây tại khoản 1 Điều 6 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì việc đánh giá các môn học được thực hiện như sau:
* Đánh giá bằng nhận xét:
Đối với các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục sẽ được đánh giá bằng hình thức nhận xét.
Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:
- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:
+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra;
+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
Hình thức này hiện nay vẫn còn được áp dụng khi Thông tư 22 ra đời thì mở rộng thêm một số môn khác như: Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT).
* Đánh giá bằng nhận xét kết hợp với cho điểm:
Trước đây, chỉ áp dụng đối với môn Giáo dục công dân.
- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ, cả năm học.
Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.
Hiện nay, không chỉ riêng môn Giáo dục công dân mới thực hiện theo cách đánh giá này, mà kể từ ngày 11/10/2020 thì việc đánh giá này đã bị sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT. Và hiện tại theo như Thông tư 22 sẽ áp dụng đồng bộ cho tất cả các môn học còn lại ngoại trừ những môn đánh giá bằng nhận xét.
* Đánh giá bằng điểm số
Trước đây, áp dụng cho các môn học còn lại ngoại trừ âm nhạc, mỹ thuật, thể dục và giáo dục công dân.
Nhưng hiện tại việc đánh giá bằng điểm số theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì
- Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
Tuy nhiên sẽ không còn được dùng cách đánh giá bằng điểm số này một cách độc lập nữa. Mà hiện tại thì các môn như Toán, Lý, Hóa, Ngữ Văn, ... (ngoại trừ Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) thì sẽ được đánh giá giống như môn Giáo dục công dân trước đây, có nghĩa là đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số.
Bỏ hoàn toàn việc đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong cấp trung học phổ thông đúng không? (Hình từ Internet)
Nếu bỏ đánh giá bằng điểm số thì việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ thực hiện như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định:
Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:
...
b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:
- Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.
3. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
Và tại Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định:
Đánh giá định kì
1. Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
2. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.
3. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).
4. Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
5. Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
Nếu bỏ đánh giá bằng điểm số thì kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông đối với các môn Toán, Lý, Hóa... sẽ được tính như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
1. Kết quả học tập của học sinh theo môn học
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?