Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đánh giá học sinh trung học cơ sở

Số hiệu: 22/2021/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành: 20/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hình thức đánh giá đối với các môn học cấp 2, 3

Ngày 20/7/2021, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Theo đó, hình thức đánh giá đối với các môn học như sau:

- Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học:

Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp;

Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

(Hiện hành, đánh giá bằng nhận xét áp dụng đối với các môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục)

- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT , trừ các môn học được đánh giá bằng nhận xét.

Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.

Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 05/9/2021, thay thế Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011, Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2021/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (sau đây gọi chung là học sinh), bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; sử dụng kết quả đánh giá; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Thông tư này áp dụng đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (sau đây gọi là Chương trình giáo dục phổ thông), cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh là hoạt động thu thập, phân tích, xử lí thông tin thông qua quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình rèn luyện và học tập của học sinh trong các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục của địa phương (sau đây gọi chung là môn học) trong Chương trình giáo dục phổ thông; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; xác nhận kết quả đạt được của học sinh; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để điều chỉnh quá trình dạy học và giáo dục (sau đây gọi chung là dạy học).

2. Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học; hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh; xác nhận kết quả đạt được của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập.

3. Đánh giá định kì là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập sau một giai đoạn trong năm học nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin phản hồi cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy học; xác nhận kết quả đạt được của học sinh.

Điều 3. Mục đích đánh giá

Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.

Điều 4. Yêu cầu đánh giá

1. Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

2. Đánh giá bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.

3. Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

4. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau.

Chương II

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Điều 5. Hình thức đánh giá

1. Đánh giá bằng nhận xét

a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

b) Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.

c) Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.

d) Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

2. Đánh giá bằng điểm số

a) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

3. Hình thức đánh giá đối với các môn học

a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Điều 6. Đánh giá thường xuyên

1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:

a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.

b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:

- Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.

- Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.

- Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.

3. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

Điều 7. Đánh giá định kì

1. Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

2. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.

3. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).

4. Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.

5. Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

Điều 8. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.

b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.

c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học

Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

a) Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì

- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.

- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.

- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

b) Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học

- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.

- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.

- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.

- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Điều 9. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

1. Kết quả học tập của học sinh theo môn học

a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét

- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.

b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số

- Điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:

ĐTBmhk =

TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck

Số ĐĐGtx+ 5

TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.

- Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmcn) được tính như sau:

ĐTBmcn =

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII

3

ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn học kì I.

ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.

2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

a) Mức Tốt:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

b) Mức Khá:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

c) Mức Đạt:

- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

3. Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập

Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Điều 10. Đánh giá học sinh được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh

1. Học sinh gặp khó khăn trong học tập do mắc bệnh mãn tính, bị khuyết tật, bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.

2. Hồ sơ xin miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.

3. Việc cho phép miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học. Hiệu trưởng nhà trường cho phép học sinh được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh theo từng học kì hoặc từng năm học.

4. Đối với học sinh được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều này được kiểm tra, đánh giá thay thế bằng nội dung lý thuyết để có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định.

Điều 11. Đánh giá học sinh khuyết tật

1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

2. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng được theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả rèn luyện và học tập. Những môn học mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông thì được đánh giá kết quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân; không kiểm tra, đánh giá những nội dung môn học hoặc môn học được miễn.

3. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng được yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá kết quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Chương III

SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Điều 12. Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp

1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:

a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.

4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.

Điều 13. Rèn luyện trong kì nghỉ hè

1. Học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè.

2. Hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè do Hiệu trưởng quy định.

3. Căn cứ vào hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè, giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ rèn luyện trong kì nghỉ hè cho học sinh và thông báo đến cha mẹ học sinh. Cuối kì nghỉ hè, nếu nhiệm vụ rèn luyện được giáo viên chủ nhiệm đánh giá đã hoàn thành (có báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ rèn luyện có chữ kí xác nhận của cha mẹ học sinh) thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị Hiệu trưởng cho đánh giá lại kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh. Kết quả đánh giá lại được sử dụng thay thế cho kết quả rèn luyện cả năm học để xét lên lớp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

Điều 14. Kiểm tra, đánh giá lại các môn học trong kì nghỉ hè

Đối với những học sinh chưa đủ điều kiện được lên lớp nhưng có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá từ mức Đạt trở lên, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì được đánh giá lại kết quả học tập các môn học được đánh giá mức Chưa đạt (đối với môn học đánh giá bằng nhận xét) và các môn học có ĐTBmcn dưới 5,0 điểm (đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số). Kết quả đánh giá lại của môn học nào được sử dụng thay thế cho kết quả học tập cả năm học của môn học đó để xét lên lớp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

Điều 15. Khen thưởng

1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh

a) Khen thưởng cuối năm học

- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

b) Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.

2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học sinh thuộc phạm vi quản lí.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Trường hợp sử dụng dạng hồ sơ điện tử, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của hồ sơ điện tử.

3. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này tại địa phương.

4. Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện đánh giá học sinh về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

Điều 17. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo

1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở trên địa bàn.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh. Trường hợp sử dụng dạng hồ sơ điện tử, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này trên địa bàn.

4. Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện đánh giá học sinh về Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

Điều 18. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

1. Quản lý, hướng dẫn giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện và phổ biến đến cha mẹ học sinh quy định của Thông tư này.

2. Tổ chức thực hiện việc đánh giá học sinh theo quy định của Thông tư này tại cơ sở giáo dục; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì của giáo viên; hàng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).

3. Kiểm tra, đánh giá việc ghi kết quả vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh của giáo viên môn học, giáo viên chủ nhiệm; phê duyệt việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học khi đã có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm.

4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này; phê duyệt và công bố danh sách học sinh được lên lớp sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá lại các môn học, kết quả rèn luyện trong kì nghỉ hè.

5. Xét duyệt danh sách học sinh: được lên lớp, đánh giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng. Phê duyệt kết quả đánh giá học sinh trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) và Học bạ học sinh sau khi tất cả giáo viên môn học và giáo viên chủ nhiệm đã ghi đầy đủ nội dung.

6. Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học sinh trong phạm vi và quyền hạn của Hiệu trưởng. Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm; quyết định khen thưởng theo thẩm quyền, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Thông tư này.

Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên môn học

1. Thực hiện đánh giá thường xuyên; tham gia đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên).

2. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số); tổng hợp mức đánh giá (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh.

3. Cung cấp thông tin nhận xét về kết quả rèn luyện của học sinh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư này cho giáo viên chủ nhiệm.

Điều 20. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm

1. Giúp Hiệu trưởng quản lí việc đánh giá học sinh của lớp học theo quy định của Thông tư này.

2. Xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học; tổng hợp kết quả rèn luyện và học tập của học sinh từng học kì, cả năm học trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh.

3. Đánh giá kết quả rèn luyện từng học kì và cả năm học của học sinh; lập danh sách học sinh được lên lớp, đánh giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng.

4. Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh:

a) Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.

5. Hướng dẫn học sinh tự nhận xét trong quá trình rèn luyện và học tập. Phối hợp với giáo viên môn học, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để giáo dục học sinh và tiếp nhận thông tin phản hồi về quá trình rèn luyện và học tập của học sinh.

6. Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về quá trình, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 và thực hiện theo lộ trình sau:

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 22. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VH-GD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Như Điều 22 (để thực hiện);
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

TRƯỜNG THCS: .........................................................................

Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: .................................................

Tỉnh/Thành phố: ...........................................................................

HỌC BẠ

TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021)

Họ và tên học sinh

..................................................

Số sổ đăng bộ PCGD: ....................../THCS

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỌC BẠ

1. Quy định chung

- Học bạ học sinh được nhà trường quản lý và bảo quản trong trường; đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học, được bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp để thực hiện việc ghi vào Học bạ và thu lại sau khi đã hoàn thành.

- Nội dung trang 1 phải được ghi đầy đủ khi xác lập Học bạ; Hiệu trưởng ký, đóng dấu xác nhận quá trình học tập từng năm học từ lớp 6 đến lớp 9.

2. Giáo viên môn học

- Ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học sinh.

- Khi sửa chữa (nếu có), dùng bút mực đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về việc sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.

3. Giáo viên chủ nhiệm

- Tiếp nhận và bàn giao lại Học bạ học sinh với văn phòng nhà trường.

- Đôn đốc việc ghi vào Học bạ điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập của học sinh của giáo viên môn học.

- Ghi đầy đủ các nội dung trên trang 1, nội dung ở phần đầu các trang tiếp theo, nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh theo từng năm học.

- Ghi kết quả tổng hợp đánh giá; mức đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có); đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với học sinh phải rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có).

- Ghi rõ được lên lớp hoặc không được lên lớp; hoàn thành hoặc chưa hoàn thành chương trình trung học cơ sở; chứng chỉ (nếu có), kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có), khen thưởng (nếu có).

- Ghi nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong quá trình rèn luyện và học tập.

4. Hiệu trưởng

- Phê duyệt Học bạ của học sinh khi kết thúc năm học.

- Kiểm tra việc quản lý, bảo quản, ghi Học bạ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Ảnh 3x4cm)

HỌC BẠ

TRUNG HỌC CƠ SỞ

Họ và tên: ................................................................................................ Giới tính .............

Ngày sinh: ............. tháng ........ năm ...................................................................................

Nơi sinh: ...............................................................................................................................

Dân tộc: ................................................................................................................................

Đối tượng: (Con liệt sĩ, con thương binh, ...) .......................................................................

Chỗ ở hiện tại: .....................................................................................................................

Họ và tên cha: ........................................................................ Nghề nghiệp: ......................

Họ và tên mẹ: ........................................................................ Nghề nghiệp: .......................

Họ và tên người giám hộ: ..................................................... Nghề nghiệp: ........................

................ ,ngày ....... tháng ...... năm 20..........
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Năm học

Lớp

Tên trường, tỉnh/thành phố

202...... - 202......

202...... - 202......

202...... - 202......

202...... - 202......

202...... - 202......

202...... - 202......

202...... - 202......

(Dưới đây là trang mẫu đối với một lớp)

Họ và tên: .................................... Lớp: ............................. Năm học 202...... - 202......

Môn học/Hoạt động giáo dục

Điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá

Điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá sau đánh giá lại, rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có)

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) và chữ kí của giáo viên môn học

Học kì I

Học kì II

Cả năm

Ngữ văn

Toán

Ngoại ngữ 1

Giáo dục công dân

Lịch sử và Địa lí

Khoa học tự nhiên

Công nghệ

Tin học

Giáo dục thể chất

Nghệ thuật

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Nội dung giáo dục của địa phương

Tiếng dân tộc thiểu số

Ngoại ngữ 2 ....

Trong trang này có sửa chữa ở ........ chỗ, thuộc môn học, hoạt động giáo dục: ........................

Xác nhận của giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Hiệu trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên; đóng dấu)

Họ và tên: Lớp:.............................Năm học 202 -202

Học kì

Mức đánh giá

Tổng số buổi nghỉ học cả năm học

Mức đánh giá sau đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện trong kì nghỉ hè (nếu có)

- Được lên lớp:

................................

................................

- Không được lên lớp

................................

................................

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Học kì I

Học kì II

Cả năm

Nếu là lớp cuối cấp thì ghi Hoàn thành hay không hoàn thành chương trình trung học cơ sở:

.........................................................................................................................

- Chứng chỉ (nếu có): ....................................................................... Loại ............................

- Kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có):

.........................................................................................................................

- Khen thưởng (nếu có):

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

KẾT QUẢ RÈN LUYỆN TRONG KÌ NGHỈ HÈ

(Nếu có)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

(Ghi nhận xét về sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học sinh về kết quả rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong rèn luyện và học tập)
(Ký, ghi rõ họ tên)

..........ngày ..... tháng ...... năm 202.....
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

TRƯỜNG THCS: .........................................................................

Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: .................................................

Tỉnh/Thành phố: ...........................................................................

(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021)

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Họ tên giáo viên: ..............................

Môn: ................................ Lớp: ................................

NĂM HỌC 202....... - 202............

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

1. Sổ theo dõi và đánh giá học sinh là hồ sơ quản lý hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, được quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

2. Sổ theo dõi và đánh giá học sinh do giáo viên môn học quản lý và sử dụng.

3. Giáo viên trực tiếp ghi vào sổ đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định, khớp với các thông tin trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) của môn học/lớp học do giáo viên chịu trách nhiệm theo phân công của nhà trường. Riêng cột Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh, giáo viên có thể lựa chọn để ghi sao cho có đủ thông tin cần thiết để cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm theo quy định.

4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa), các loại mực có thể tẩy xóa được. Việc ghi sổ theo dõi và đánh giá học sinh phải đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ gìn sổ cẩn thận, sạch sẽ.

5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về sự sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.

HỌC KÌ II

Môn... (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét)

Số TT

Họ và tên

Mức đánh giá

Đạt(Đ), Chưa đạt (CĐ)

Mức đánh giá lại

Đạt (Đ), Chưa đạt (CĐ)

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

Thường xuyên

Giữa kì

Cuối kì

Học kì

Cả năm

Học kì

Cả năm

HỌC KÌ I

Môn... Lớp ...(dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số)

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkI

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

HỌC KÌ II

Môn... (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét)

Số TT

Họ và tên

Mức đánh giá

Đạt(Đ), Chưa đạt (CĐ)

Mức đánh giá lại

Đạt (Đ), Chưa đạt (CĐ)

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

Thường xuyên

Giữa kì

Cuối kì

Học kì

Cả năm

Học kì

Cả năm

Tổng hợp: Đạt: Chưa đạt: ....................

HỌC KÌ II

Môn... (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số)

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkII

ĐTBmcn

Đánh giá lại

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

ĐTBmhkII

ĐTBmcn

TRƯỜNG THCS: .........................................................................

Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: .................................................

Tỉnh/Thành phố: ...........................................................................

(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021)

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

LỚP ...............................

NĂM HỌC 202....... - 202............

TRƯỜNG THCS: .........................................................................

Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: .................................................

Tỉnh/Thành phố: ...........................................................................

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

.........................................

(phường, thị trấn):..................... Huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): .............................

Tỉnh (Thành phố): ..........................................................................................

LỚP : .................... NĂM HỌC: 202...... -202.......

Giáo viên chủ nhiệm
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hiệu trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

1. Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) được quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

2. Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) do nhà trường quản lý và sử dụng.

3. Giáo viên môn học trực tiếp ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) đầy đủ các thông tin cần thiết của môn học do giáo viên phụ trách, khớp với các thông tin trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học sinh đối với từng môn học. Trường hợp có nhiều giáo viên cùng tham gia dạy học thì các giáo viên môn học cùng kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học sinh đối với từng môn học.

Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) những thông tin thuộc nhiệm vụ quy định cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa), các loại mực có thể tẩy xóa được; việc ghi sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) phải cập nhật đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ.

5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về sự sửa chữa ở ngay cạnh hoặc ở cột Ghi chú.

6. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học chỉ cung cấp các thông tin về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) cho riêng từng học sinh hoặc cha mẹ học sinh.

SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH

STT

(1)

Họ và tên học sinh (2)

Ngày, tháng, năm sinh (3)

Nơi sinh (4)

Dân tộc (5)

Nam/ Nữ (6)

Dân tộc (7)

Đối tượng ưu tiên (8)

Địa chỉ gia đình (9)

STT

Họ và tên cha, nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (10)

Họ và tên mẹ, nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (11)

Những thay đổi cần chú ý trong năm học (gia đình, sức khỏe, nơi ở...) (12)

.

HỌC KÌ I

Môn ....... (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét)

Số TT

Họ và tên

Mức đánh giá

Đạt (Đ), Chưa đạt (CĐ)

Ghi chú

Thường xuyên

Giữa kì

Cuối kì

Học kì

Giáo viên môn học
(Kí và ghi rõ họ, tên)

HỌC KÌ I

Môn ................. (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số)

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkI

Ghi chú

Giáo viên môn học
(Kí và ghi rõ họ, tên)

TỔNG HỢP HỌC KÌ I

STT

Họ và tên

Môn học đánh giá bằng nhận xét

Môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số

Kết quả học tập

Giáo dục thể chất

Nghệ thuật

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Nội dung giáo dục của địa phương

Ngữ văn

Toán

Ngoại ngữ

Giáo dục công dân

Lịch sử và Địa lí

Khoa học tự nhiên

Công nghệ

Tin học

Tiếng dân tộc

Ngoại ngữ 2

Giáo viên chủ nhiệm
(Kí và ghi rõ họ, tên)

HỌC KÌ II

Môn ............ (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét)

Số TT

Họ và tên

Mức đánh giá

Đạt (Đ), Chưa đạt (CĐ)

Mức đánh giá lại

Đạt (Đ), Chưa đạt

(CĐ)

Ghi chú

Thường xuyên

Giữa kì

Cuối kì

Học kì

Cả năm

Học kì

Cả năm

Giáo viên môn học
(Kí và ghi rõ họ, tên)

HỌC KÌ II

Môn ........... (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số)

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkII

ĐTBmcn

Đánh giá lại

Ghi chú

ĐTBmhkII

ĐTBmcn

Giáo viên chủ nhiệm
(Kí và ghi rõ họ, tên)

TỔNG HỢP HỌC KÌ II

STT

Họ và tên

Môn học đánh giá bằng nhận xét

Môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số

Kết quả học tập

Giáo dục thể chất

Nghệ thuật

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Nội dung, giáo, dục của địa phương

Ngữ văn

Toán

Ngoại ngữ 1

Giáo dục công dân

Lịch sử và Địa lí

Khoa học tự nhiên

Công nghệ

Tin học

Tiếng dân tộc

Ngoại ngữ 2

Giáo viên chủ nhiệm
(Kí và ghi rõ họ, tên)

TỔNG HỢP CẢ NĂM HỌC

STT

Họ và tên

Mức đánh giá

Mức đánh giá sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè; kiểm tra, đánh giá lại

Tổng số/ buổi nghỉ học

Được lên lớp

Không được lên lớp

Khen thưởng

Tổng hợp chung

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Tổng số học sinh: ...

Được lên lớp1: ..............

.......................................

trong đó ......... được lên lớp sau khi học tập, rèn luyện thêm trong hè.

Không được lên lớp:..........

Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

__________________________

1 Đối với lớp 9 là Hoàn thành chương trình trung học cơ sở

NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG
VỀ SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

Tháng

Nhận xét

Ký tên, đóng dấu

TRƯỜNG THPT: .........................................................................

Tỉnh/Thành phố: ...........................................................................

HỌC BẠ

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021)

Họ và tên học sinh:

......................................................................

Số sổ đăng bộ: ......................./THPT

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỌC BẠ

1. Quy định chung

- Học bạ học sinh được nhà trường quản lý và bảo quản trong trường; đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học, được bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp để thực hiện việc ghi vào Học bạ và thu lại sau khi đã hoàn thành.

- Nội dung trang 1 phải được ghi đầy đủ khi xác lập Học bạ; Hiệu trưởng ký, đóng dấu xác nhận quá trình học tập từng năm học từ lớp 10 đến lớp 12.

2. Giáo viên môn học

- Ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học sinh.

- Khi sửa chữa (nếu có), dùng bút mực đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về việc sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.

3. Giáo viên chủ nhiệm

- Tiếp nhận và bàn giao lại Học bạ học sinh với văn phòng nhà trường.

- Đôn đốc việc ghi vào Học bạ điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập của học sinh của giáo viên môn học.

- Ghi đầy đủ các nội dung trên trang 1, nội dung ở phần đầu các trang tiếp theo, nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh theo từng năm học.

- Ghi kết quả tổng hợp đánh giá; mức đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có); đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với học sinh phải rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có).

- Ghi rõ được lên lớp hoặc không được lên lớp; hoàn thành hoặc chưa hoàn thành chương trình trung học phổ thông; chứng chỉ (nếu có), kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có), khen thưởng (nếu có).

- Ghi nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong quá trình rèn luyện và học tập.

4. Hiệu trưởng

- Phê duyệt Học bạ của học sinh khi kết thúc năm học.

- Kiểm tra việc quản lý, bảo quản, ghi Học bạ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Ảnh 3x4cm)

HỌC BẠ

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Họ và tên: ................................................................................................ Giới tính ............

Ngày sinh: ............. tháng ........ năm ..................................................................................

Nơi sinh: ..............................................................................................................................

Dân tộc: ...............................................................................................................................

Đối tượng: (Con liệt sĩ, con thương binh, ...) ......................................................................

Chỗ ở hiện tại: ....................................................................................................................

Họ và tên cha: ........................................................................ Nghề nghiệp: .....................

Họ và tên mẹ: ........................................................................ Nghề nghiệp: ......................

Họ và tên người giám hộ: ..................................................... Nghề nghiệp: .......................

................ ,ngày ....... tháng ...... năm 20..........
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Năm học

Lớp

Tên trường, tỉnh/thành phố

202... - 202 ...

202... - 202 ...

202... - 202 ...

202... - 202 ...

202... - 202 ...

202... - 202 ...

202... - 202 ...

(Dưới đây là trang mẫu đối với một lớp)

Họ và tên: ........................................... Lớp: ............................ Năm học 202... - 202...

Môn học/Hoạt động giáo dục

Điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá

Điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá sau đánh giá lại, rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có)

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) và chữ kí của giáo viên môn học

Học kì I

Học kì II

Cả năm

Ngữ văn

Toán

Ngoại ngữ 1

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng và an ninh

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Nội dung giáo dục của địa phương

Vật lí

Hóa học

Sinh học

Lịch sử

Địa lí

Giáo dục kinh tế và pháp luật

Công nghệ

Tin học

Âm nhạc

Mĩ thuật

Tiếng dân tộc thiểu số

Ngoại ngữ 2 ....

Trong trang này có sửa chữa ở ........ chỗ, thuộc môn học, hoạt động giáo dục: ........................

Xác nhận của giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Hiệu trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên; đóng dấu)

Họ và tên: Lớp:.............................Năm học 202 -202

Học kì

Mức đánh giá

Tổng số buổi nghỉ học cả năm học

Mức đánh giá sau đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện trong kì nghỉ hè (nếu có)

- Được lên lớp:

................................

................................

- Không được lên lớp

................................

................................

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Học kì I

Học kì II

Cả năm

Nếu là lớp cuối cấp thì ghi Hoàn thành hay không hoàn thành chương trình trung học cơ sở:

.........................................................................................................................

- Chứng chỉ (nếu có): Loại

- Kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có):

.........................................................................................................................

- Khen thưởng (nếu có):

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

KẾT QUẢ RÈN LUYỆN TRONG KÌ NGHỈ HÈ

(Nếu có)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

(Ghi nhận xét về sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học sinh về kết quả rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong rèn luyện và học tập)

(Ký, ghi rõ họ tên)

..........ngày ..... tháng ...... năm 202.....
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

TRƯỜNG THPT: .........................................................................

Tỉnh/Thành phố: ...........................................................................

(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021)

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Họ tên giáo viên: ..............................

Môn: ................................ Lớp: ................................

NĂM HỌC 202....... - 202............

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

1. Sổ theo dõi và đánh giá học sinh là hồ sơ quản lý hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, được quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

2. Sổ theo dõi và đánh giá học sinh do giáo viên môn học quản lý và sử dụng.

3. Giáo viên trực tiếp ghi vào sổ đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định, khớp với các thông tin trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) của môn học/lớp học do giáo viên chịu trách nhiệm theo phân công của nhà trường. Riêng cột Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh, giáo viên có thể lựa chọn để ghi sao cho có đủ thông tin cần thiết để cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm theo quy định.

4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa), các loại mực có thể tẩy xóa được. Việc ghi sổ theo dõi và đánh giá học sinh phải đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ gìn sổ cẩn thận, sạch sẽ.

5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về sự sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.

HỌC KÌ I

Môn... Lớp .... (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét)

STT

Họ và tên

Mức đánh giá

Đạt (Đ), Chưa đạt (CĐ)

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

Thường xuyên

Giữa kì

Cuối kì

Học kì

Tổng hợp: Đạt: Chưa đạt: ............................

HỌC KÌ I

Môn... Lớp ...(dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số)

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkI

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

HỌC KÌ II

Môn... (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét)

Số TT

Họ và tên

Mức đánh giá

Đạt(Đ), Chưa đạt (CĐ)

Mức đánh giá lại

Đạt (Đ), Chưa đạt (CĐ)

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

Thường xuyên

Giữa kì

Cuối kì

Học kì

Cả năm

Học kì

Cả năm

HỌC KÌ II

Môn....... (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số)

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkII

ĐTBmcn

Đánh giá lại

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

ĐTBmhkII

ĐTBmcn

TRƯỜNG THPT: .........................................................................

Tỉnh/Thành phố: ...........................................................................

(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021)

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LỚP ...............................

NĂM HỌC 202....... - 202............

TRƯỜNG THPT: .........................................................................

Tỉnh/Thành phố: ...........................................................................

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

.........................................

Tỉnh (Thành phố): ..........................................................................................

LỚP : .................... NĂM HỌC: 202...... -202.......

Giáo viên chủ nhiệm
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hiệu trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên,đóng dấu)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

1. Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) được quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

2. Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) do nhà trường quản lý và sử dụng.

3. Giáo viên môn học trực tiếp ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) đầy đủ các thông tin cần thiết của môn học do giáo viên phụ trách, khớp với các thông tin trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học sinh đối với từng môn học. Trường hợp có nhiều giáo viên cùng tham gia dạy học thì các giáo viên môn học cùng kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học sinh đối với từng môn học.

Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) những thông tin thuộc nhiệm vụ quy định cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa), các loại mực có thể tẩy xóa được; việc ghi sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) phải cập nhật đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ.

5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về sự sửa chữa ở ngay cạnh hoặc ở cột Ghi chú.

6. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học chỉ cung cấp các thông tin về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) cho riêng từng học sinh hoặc cha mẹ học sinh.

SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH

STT

(1)

Họ và tên học sinh (2)

Ngày, tháng, năm sinh (3)

Nơi sinh (4)

Dân tộc (5)

Nam/ Nữ (6)

Dân tộc (7)

Đối tượng ưu tiên

Địa chỉ gia đình

STT

Họ và tên cha, nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (10)

Họ và tên mẹ, nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (11)

Những thay đổi cần chú ý trong năm học

(gia đình, sức khỏe, nơi ở...) (12)

Học kì I

Môn ........... (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét)

Số TT

Họ và tên

Mức đánh giá

Đạt (Đ), Chưa đạt (CĐ)

Ghi chú

Thường xuyên

Giữa kì

Cuối kì

Học kì

Giáo viên môn học
(Kí và ghi rõ họ, tên)

HỌC KÌ I

Môn .......... (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số)

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkI

Ghi chú

Giáo viên môn học
(Kí và ghi rõ họ, tên)

TỔNG HỢP HỌC KÌ I

STT

Họ và tên

Môn học đánh giá bằng nhận xét

Môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số

Kết quả học tập

Giáo dục thể chất

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Nội dung giáo dục của địa phương

Âm nhạc

Mĩ thuật

Ngữ văn

Toán

Ngoại ngữ

Giáo quốc phòng và an ninh

Vật

Hóa học

Sinh học

Tin học

Lịch sử

Địa

Giáo dục kinh tế và pháp luật

Công nghệ

Tiếng dân tộc

Ngoại ngữ 2

1

Giáo viên chủ nhiệm
(Kí và ghi rõ họ, tên)

HỌC KÌ II

Môn ........ (dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét)

Số TT

Họ và tên

Mức đánh giá Đạt (Đ), Chưa đạt (CĐ)

Mức đánh giá lại

Đạt (Đ), Chưa đạt (CĐ)

Ghi chú

Thường xuyên

Giữa kì

Cuối kì

Học kì

Cả năm

Học kì

Cả năm

HỌC KÌ II

Môn...( dùng cho môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số)

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkII

ĐTBmcn

Đánh giá lại

Ghi chú

ĐTBmhkII

ĐTBmcn

Giáo viên môn học
(Kí và ghi rõ họ, tên)

TỔNG HỢP HỌC KÌ II

STT

Họ và tên

Môn học đánh giá bằng nhận xét

Môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số

Kết quả học tập

Giáo dục thể chất

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Nội dung giáo dục của địa phương

Âm nhạc

Mĩ thuật

Ngữ văn

Toán

Ngoại ngữ 1

Giáo dục quốc phòng và an ninh

Vật lí

Hóa học

Sinh học

Tin học

Lịch sử

Địa lí

Giáo dục kinh tế và pháp luật

Công nghệ

Tiếng dân tộc

Ngoại ngữ 2

1

Giáo viên chủ nhiệm
(Kí và ghi rõ họ, tên)

TỔNG HỢP CẢ NĂM HỌC

STT

Họ và tên

Mức đánh giá

Mức đánh giá sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè; kiểm tra, đánh giá lại

Tổng số/ buổi nghỉ học

Được lên lớp

Không được lên lớp

Khen thưởng

Tổng hợp chung

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Tổng số học sinh: ...

Được lên lớp1: ..............

.......................................

trong đó ......... được lên lớp sau khi học tập, rèn luyện thêm trong hè.

Không được lên lớp:..........

Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

__________________________

1 Đối với lớp 12 là Hoàn thành chương trình trung học phổ thông

NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG
VỀ SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

Tháng

Nhận xét

Ký tên, đóng dấu

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 22/2021/TT-BGDDT

Hanoi, July 20, 2021

 

CIRCULAR

ON ASSESSMENT OF STUDENTS IN LOWER SECONDARY AND UPPER SECONDARY EDUCATION LEVELS

Pursuant to Education Law dated June 14, 2019;

Pursuant to Decree 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At request of Director General of Secondary Education Department;

Minister of Education and Training promulgates Circular on assessment of students in lower secondary and upper secondary education levels.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular prescribes assessment of training and learning results of students in lower secondary education level and students in upper secondary education level (hereinafter referred to as “students”), including: assessment of training and learning results of students; use of assessment results; responsibilities of agencies, organizations, and individuals.

2. This Circular applies to lower secondary education institutions, upper secondary education institutions, multi-level education institutions, specialized education institutions, and other education institutions providing formal education program issued by Minister of Education and Training (hereinafter referred to as “formal education program”), relevant agencies, organizations, and individuals.

Article 2. Term interpretation

In this Circular, terms below are construed as follows:

1. “assessment of training and learning results of students” refers to the acts of collecting, analyzing, and processing information via monitoring, supervising, exchanging, examining, and providing feedback regarding training and learning processes of students in all mandatory subjects, optional subjects, local education contents (hereinafter referred to as “subjects”) within formal education program; advising, guiding, and motivating students; verifying achieved results of students; providing feedback to students and teachers to adjust teaching and education processes (hereinafter referred to as “teaching”).

2. “regular assessment” refers to the acts of assessing training and learning results of students which take place during teaching process as per requirements under the formal education program; providing feedback to teachers and students to promptly adjust teaching process; supporting and promoting development of students; verifying attained results of students during implementation of training and learning tasks.

3. “periodic assessment” refers to the acts of assessing training and learning results after a certain period in a school year in order to identify level of accomplishment of training and learning tasks of students as per requirements under the formal education program; providing feedback to education officials, teachers, and students to adjust teaching activities; verifying attained results of students.

Article 3. Assessment objectives

Conduct assessment in order to identify level of accomplishment of training and learning tasks of students as per requirements under formal education program; provide accurate and timely information to allow students to adjust training and learning activities while allowing education officials and teachers to adjust teaching activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Conduct assessment based on requirements under formal education program.

2. Conduct assessment while ensuring accuracy, integrity, fairness, honesty, and objectivity.

3. Conduct assessment via multiple methods, forms, techniques, and tools; combine regular assessment and periodic assessment.

4. Conduct assessment for student’s improvement; prioritize motivating and encouraging efforts of students in training and learning; do not compare students with one another.

Chapter II

ASSESSMENT OF TRAINING AND LEARNING RESULTS OF STUDENTS

Article 5. Form of assessment

1. Conduct assessment via feedback

a) Teachers shall, in either spoken form or written form, provide feedback on implementation of training and learning tasks of students; provide feedback on improvement, advantages, and disadvantages of students during training and learning processes; provide feedback on training and learning results of students.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Parents of students, agencies, and organizations participating in education of students shall provide feedback on implementation of training and learning tasks of students.

d) Assessment conducted based on providing feedback on training and learning results of students shall be used in regular assessment and periodic assessment via examination and assessment regarding implementation of training and learning tasks of students depending on subject’s characteristics.

2. Conduct assessment via scores

a) Teachers shall use scores to assess training and learning results of students.

d) Assessment conducted based on scores shall be used in regular assessment and periodic assessment via examination and assessment regarding implementation of training and learning tasks of students depending on subject’s characteristics.

3. Assessment methods for subjects

a) Conduct assessment for: Physical education (PE), Art, Music, Fine Arts, local education subjects, experience learning activities, and career counseling; learning results of subjects shall be categorized as “Đạt” (Qualified) or “Chưa đạt” (Unqualified).

b) Conduct assessment based on both feedback and scores for subjects in formal education program, except for those under Point a of this Clause; subject-based learning results shall be given in a total of 10 scores, any other form of scores must be converted to 10-score model. Assessment score must be an integer or a decimal number rounded to the nearest tenths.

Article 6. Regular assessment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In each subject, each student shall be examined and assessed multiple times where several examinations and assessment satisfactory to teaching progress as per education plans of specialized departments are selected and the results thereof are recorded in student monitor and assessment record (by classes) in order to assess learning results of a subject according to Clause 1 Article 9 hereof as follows:

a) For subjects where assessment is conducted via feedback (does not include learning topics): choose twice each semester.

b) For subjects where assessment is conducted via both feedback and scores (does not include learning topics), choose regular assessment scores (hereinafter referred to as “DDGtx”) in each semester as follows:

- Subjects that have 35 periods/school year: 2 DDGtx.

- Subjects that have from more than 35 periods/school year to 70 periods/school year: 3 DDGtx.

- Subjects that have more than 70 periods/school year: 4 DDGtx.

3. For learning topics in upper secondary education level, each student shall be examined and assessed in each learning topic, where results of an instance of examination and assessment shall be used as assessment results for the entire learning topics. Assessment results of learning topics of a subject shall equal results of one instance of regular assessment of the subject, and shall be recorded in student monitor and assessment record (by classes) for use in assessing subject results according to Clause 1 Article 9 hereof.

Article 7. Periodic assessment

1. Periodic assessment (does not apply to learning topics) consists of mid-semester assessment and end term assessment and is implemented via: examination (on test paper or on computer), practice exercises, or learning projects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For examination (on test paper or on computer) where assessment is made via scores, exam questions are developed based on exam mechanisms and characteristics in a manner that satisfies requirements of the subjects under formal education program.

- For examination (on test paper or on computer) where assessment is conducted via feedback, practice exercises, or learning projects, provide instructions and assessment criteria based on requirements of subjects under formal education program prior to implementation.

2. In each semester, each subject assessed via feedback shall be assessed once in the middle of the semester and once at the end of the semester.

3. In each semester, each subject assessed via both feedback and scores shall be given assessment scores once during the semester (hereinafter referred to as “DDGgk”) and once at the end of the semester (hereinafter referred to as “DDGck”).

4. Students who fail to obtain sufficient assessment scores as per Clause 2 and Clause 3 of this Article due to force majeure shall be eligible for attending the re-examination and re-assessment with corresponding qualification criteria. Organization of re-examination and re-assessment shall be performed in each semester.

5. In case students fail to attend re-examination and re-assessment according to Clause 4 of this Article shall be assessed as “Chưa đạt” (Unqualified) or given a score of 0 for the missing examination and/or assessment.

Article 8. Assessment of training results of students

1. Basis and organization of assessing learning results of students

a) Assess training results of students based on requirements for traits and general capacity by subjects and education level under general programs and requirements for specific capacity under subject program in formal education program.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Class advisors shall rely on Point a of this Clause to monitor training and learning process of students; consult feedback and assessment of subject teachers and feedback of students’ parents, relevant, agencies, organizations, and individuals in educating students; instruct students on how to perform self-assessment; provide feedback and assess training results of students based on categories under Clause 2 of this Article.

2. Training results of students in each semester and in the entire school year

Training results of students in each semester and in the entire school year shall be assessed by one of 4 categories: Excellent, Good, Qualified, Unqualified.

a) Training results of students in each semester

- Excellent: Satisfy requirements for traits under formal education program excellently and display merits.

- Good: Satisfy requirements for traits under formal education program well and display merits but not enough to be placed in Excellent category.

- Qualified: Satisfy requirements for traits under formal education program.

- Unqualified: Fail to satisfy requirements for traits under formal education program.

b) Training results of students in the entire school year

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Good: a student is placed in Good category in the 2nd semester and Qualified category or higher in the 1st semester; or Qualified category in the 2nd semester and Good category in the 1st semester; or Good category in the 2nd semester and Qualified category or Unqualified category in the 1st semester.

- Qualified: a student is placed in Qualified category in the 2nd semester and Good, Qualified, or Unqualified category in the 1st category; or Good category in the 2nd semester and Unqualified in the 1st semester.

- Unqualified: other cases.

Article 9. Assessment of learning results of students

1. Learning results of students by subjects

a) For subjects assessed via feedback

- In a semester, learning results of each subject of a student shall be concluded as either: “Đạt” (Qualified), or “Chưa đạt” (Unqualified).

+ Qualified: When the student attends all examination and assessment under this Circular and obtain assessment at Qualified category.

+ Unqualified: Remaining cases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Qualified: Learning results of the 2nd semester is placed in Qualified category.

+ Unqualified: Learning results of the 2nd semester is placed in Unqualified category.

b) For subjects assessed via both feedback and scores

- Average score of a subject in a semester (hereinafter referred to as “DTBmhk”) is calculated as follows:

DTBmhk =

TDDGtx + 2 x DDGgk + 3 x DDGck

Number of DDGtx+ 5

TDDGtx: Total scores of regular assessment.

- Average scores of the subject for the entire school year (referred to as “DTBmcn) is calculated as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DTBmhkI + 2 x DTBmhkII

3

DTBmhkI: Average score of the subject in the 1st semester.

DTBmhkII: Average score of the subject in the 2nd semester.

2. Learning results in each semester and school year

For subjects assessed via both feedback and scores, DTBmhk is used to assess learning results of a student in each semester while DTBmcn is used to assess learning results of a student in the entire school year. Learning results of a student in each semester and in the entire school year shall be assessed by one of 4 categories: Excellent, Good, Qualified, Unqualified.

a) Excellent:

- All subjects assessed with feedback are placed in Qualified category.

- All subjects assessed by both feedback and scores have minimum scores of 6.5 for DTBmhk and DTBmcn with 6 subjects among which have minimum scores of 8.0 for DTBmhk and DTBmcn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- All subjects assessed with feedback are placed in Qualified category.

- All subjects assessed by both feedback and scores have minimum scores of 5.0 for DTBmhk and DTBmcn with 6 subjects among which have minimum scores of 6.5 for DTBmhk and DTBmcn.

c) Good:

- Have no more than 1 subject assessed via feedback placed in Unqualified category.

- At least 6 subjects assessed by both feedback and scores have minimum scores of 5.0 for DTBmhk and DTBmcn with 0 subjects have scores lower than 3.4 for DTBmhk and DTBmcn.

d) Unqualified: Remaining cases.

3. Revision of learning assessment results

If learning assessment results of a semester and/or a school year is lowered by at least 2 categories from categories under Point a and Point b Clause 2 of this Article due to assessment results of a single subject, the learning assessment results of the semester and/or school year shall be raised up to the adjacent category.

Article 10. Assessment of students exempted from practice exercises in Physical education and National defense and security education

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Application for exempting practice exercises in Physical education and National defense and security education consists of: Written application of students and medical record or certificates of disabilities issued by hospitals of districts or higher.

3. Exempting practice exercises in Physical education and National defense and security education for illnesses or accidents only apply to a school year; cases of chronic diseases, physical disabilities or prolonged impairment shall apply to all school years or the entire education level. Principals shall allow students to be exempted from practice exercises of Physical education and National defense and security education in each semester or school year.

4. Students who are exempted from Physical education and National defense and security education as per this Article must attend replacement theory examination and/or assessment to maintain sufficient number of examinations and/or assessments as per the law.

Article 11. Assessment of students with disabilities

1. Assessment of training and learning results of students with disabilities shall be implemented along with motivating and encouraging improvement of the students.

2. For students with disabilities who learn in form of inclusive education, training and learning results of subjects which students can satisfy as per requirements of formal education program shall be assessed in a manner similar to those of regular students with a slight decrease in requirements for training and learning results. Subjects which students with disabilities are in capable of satisfying as per requirements of formal education program shall be assessed according to personal education plans; subjects which the students with disabilities are exempted from shall not be examined and assessed.

3. For students with disabilities who attend to specialized education methods, training and learning results of the students that satisfy requirements of specialized education program shall be assessed according to regulations on specialized education. For subjects which students with disabilities are incapable of satisfying according to specialized education requirements, assessment of training and learning results shall be conducted based on personal education plans.

Chapter III

USE OF ASSESSMENT RESULTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A student who meets following eligibility may advance to the next grade or be recognized as to have completed lower education program or upper education program:

a) Training results of the entire school year (including re-assessment results after training during summer break according to Article 13 hereof) are Qualified or higher.

b) Learning results of the entire school year (including re-assessment results of all subjects according to Article 14 hereof) is Qualified or higher.

c) Number of days leave does not exceed 45 half-days (calculated according to education plans which is 1 half-day for every day under formal education plan, including permitted leave, unpermitted leave, continuous leave, and intermittent leave).

2. In case a student must undergo training during summer break, comply with Article 13 hereof; students must attend re-examination or re-assessment of subjects during summer break as per Article 14 hereof.

3. A student who does not meet all eligibility under Clause 1 of this Article are not allowed to advance to the next grade or recognized as to have completed lower secondary education level or upper secondary education level.

4. For students with disabilities: Principals shall rely on assessment results of students with disabilities as per Article 11 hereof to consider grade advancement or recognition of completion of lower secondary education level or upper secondary education level.

Article 13. Training during summer break

1. A student with Unqualified training results for the whole school year must undergo training during summer break.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Based on forms of training during summer break, class advisors shall assign summer training tasks to students and inform students’ parents. At the end of the summer, if training tasks are considered completed by class advisors (reports on training progress and results must be produced and bear signatures of students' parents), class advisors shall request principals to conduct re-assessment of training results of the entire school year of students. Re-assessment results shall be used in place of training results of the entire school year which are used for considering grade advancement under Article 12 hereof.

Article 14. Re-examination and re-assessment of subjects during summer break

Students who are ineligible for grade advancement while obtaining Qualified training results for the entire school year and Unqualified learning results for the entire school year may receive re-assessment of learning results of subjects in which the students achieve Unqualified results (for subjects assessed via feedback) and subjects with DTBmcn less than 5.0 (for subjects assessed via both feedback and scores). Re-assessment results of a subject shall be used in place of learning results for the entire year of respective subject for considering grade advancement under Article 12 hereof.

Article 15. Commendations

1. Principals shall award certificates of achievement for students

a) End-of-year commendation

- Award the title “Học sinh Xuất sắc” (Excellent student) for students who have obtained Excellent training and learning results for the entire school year and achieved DTBmcn of at least 9.0 in subjects that are assessed via both feedback and scores.

- Award the title “Học sinh Giỏi” (Good student) for students who have obtained Excellent training and learning results for the entire school year.

b) Commend students for having unexpected merits in training and learning in the school year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, AND INDIVIDUALS

Article 16. Responsibilities of Departments of Education and Training

1. Direct student assessment within their competence.

2. Direct and instruct education institutions to employ student monitor and assessment records (by classes), student monitor and assessment records (of teachers), and Education records using form under Annex attached hereto. In case of employing electronic documents, Departments of Education and Training shall provide guidelines on implementation depending on conditions of local administrative divisions, schools, implementation capacity of teachers, and guarantee legitimacy of electronic documents.

3. Assume responsibilities for examining and dealing with difficulties during implementation of this Circular in local administrative divisions.

4. Submit reports on organization of student assessment to Ministry of Education and Training as per the law.

Article 17. Responsibilities of Sub-departments of Education and Training

1. Direct implementation of assessment of students in secondary education level within local administrative divisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Assume responsibilities for examining and dealing with difficulties during implementation of this Circular in local administrative divisions.

4. Submit reports on organization of student assessment to Departments of Education and Training as per the law.

Article 18. Responsibilities of principals

1. Manage and instruct teachers, staff, and students on how to implement and inform students’ parents about this Circular.

2. Organize student assessment as per this Circular in education institutions; direct, examine, and supervise regular assessment and periodic assessment implemented by teachers; on a monthly basis, record feedback and countersign in student monitor and assessment records (by classes).

3. Examine and assess recording of results into student monitor and assessment records (by classes), student monitor and assessment records (of teachers), and Education records of subject teachers, class advisors; allow subject teachers to revise score and/or assessment after obtaining verification of class advisors.

4. Organize re-examination and re-assessment of subjects according to Article 14 hereof; approve and publicize list of students eligible for class advancement once re-examination and re-assessment results of subjects during summer break are available.

5. Approve lists of students: eligible for class advancement, re-assessment in each subject, training during summer break, class retention, and commendations. Approve student assessment results in student monitor and assessment records (by classes) and Education record once all subject teachers and class advisors have filled in relevant contents.

6. Explain and deal with difficulties and propositions regarding student assessment within rights and powers of principals. Request competent authority to take actions against violating agencies, organizations, and individuals; issue commendation decisions within their competence, request competent authority to commend agencies, organizations, and individuals with merits in implementation hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Conduct regular assessment; participate in periodic assessment as per assignment of principals; record or fill scores and assessment categories in student monitor and assessment records (by classes) and student monitor and assessment records (of teachers).

2. Calculate average subject scores (for subjects assessed via both feedback and scores); consolidate assessment category (for subjects assessed via feedback) by semester and school year; directly record or fill scores and assessment categories in student monitor and assessment records (by classes), student monitor and assessment records (of teachers), and education records.

3. Provide feedback on training results of students under Point b Clause 1 Article 8 hereof to class advisors.

Article 20. Responsibilities of class advisors

1. Assist principals in managing assessment of students according to this Circular.

2. Verify revision of scores and/or assessment categories of subject teachers; consolidate training and learning results of students in each semester and the entire school year in student monitor and assessment records (by classes) and education records.

3. Assess training results of each semester and the entire school year of students; produce lists of students eligible for grade advancement, re-assessment of specific subjects, training during summer break, class retention, and commendation.

4. Record or fill assessment results of each student in student monitor and assessment records (by classes) and education records:

a) Feedback on training and learning results of students; assessment category of training and learning results of students.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Instruct students on how to conduct self-assessment during training and learning process. Cooperate with subject teachers, The Ho Chi Minh Young Pioneer Organization, Ho Chi Minh Communist Youth Union, Representative Committees of students’ parents of classes, and relevant agencies, organizations, individuals in educating students and receiving information on training and learning process of students.

6. Informing students’ parents in particular about training and learning progress, results students.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 21. Entry into force

1. This Circular comes into force from September 5, 2021 according to following roadmap:

- From school year of 2021-2022 for the 6th grade.

- From school year of 2022-2023 for the 7th and 10th grade.

- From school year of 2023-2024 for the 8th and 11th grade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Circular replaces Circular No. 58/2011/TT-BGDDT dated December 12, 2021 of Minister of Education and Training and Circular No. 26/2020/TT-BGDDT dated August 26, 2020 on amendment to Regulations on assessment and classification of lower secondary students and upper secondary students attached to Circular No. 58/2011/TT-BGDDT dated December 12, 2021 of Minister of Education and Training according to roadmap under Clause 1 of this Article.

Article 22. Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, Directors of Departments of Education and Training, and relevant agencies, organizations, individuals are responsible for implementation hereof.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Huu Do

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/07/2021 quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


296.331

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.235.41
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!