Bộ Giáo dục hướng dẫn triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục năm 2023-2024 như thế nào?
- Bộ Giáo dục hướng dẫn triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục năm 2023-2024 như thế nào?
- Việc chuyển đổi số trong dạy, học và đánh giá được hướng dẫn thực hiện như thế nào?
- Bộ Giáo dục hướng dẫn chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục như thế nào?
Bộ Giáo dục hướng dẫn triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục năm 2023-2024 như thế nào?
Ngày 31/08/2023, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Công văn 4771/BGDĐT-CNTT năm 2023 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, CĐS và thống kê giáo dục năm học 2023 - 2024.
Theo đó, Bộ Giáo dục hướng dẫn triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục năm 2023-2024 như sau:
- Tiếp tục triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục, trong đó ưu tiên một số dịch vụ:
+ Dịch vụ đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trực tuyến và Dịch vụ đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học trên Cổng dịch vụ công Quốc gia mức độ toàn trình.
+ Dịch vụ trực tuyến về đăng ký, xét tuyển học sinh đầu cấp và Dịch vụ công nhận văn bằng, chứng chỉ, hướng tới triển khai ở mức độ toàn trình.
+ Đẩy mạnh thanh toán học phí, các khoản thu bằng hình thức trực tuyến không dùng tiền mặt; kết nối phần mềm quản lý tài chính của cơ sở giáo dục với các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt.
Bộ Giáo dục hướng dẫn triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục năm 2023-2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc chuyển đổi số trong dạy, học và đánh giá được hướng dẫn thực hiện như thế nào?
Tại Công văn 4771/BGDĐT-CNTT năm 2023, Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn chuyển đổi số trong dạy, học và đánh giá như sau:
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, trong đó lưu ý triển khai một số nội dung:
- Duy trì và sử dụng tối đa lợi ích của phần mềm quản lý học tập (LMS) trong kết nối giữa nhà trường, giáo viên với học sinh (và phụ huynh) và tổ chức các hoạt động giáo dục; đảm bảo tích hợp, kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm dạy học trực tuyến với phần mềm quản trị ở cơ sở giáo dục.
- Tăng cường xây dựng học liệu số (bao gồm: bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học); đóng góp học liệu và khai thác sử dụng hiệu quả Kho học liệu dùng chung của Bộ 3 trong tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Đẩy mạnh đánh giá thường xuyên bằng hình thức trực tuyến; thực hiện đánh giá định kỳ trên máy tính đối với những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện tổ chức thực hiện (cần có kế hoạch và xác định các bước thực hiện từ triển khai thí điểm đến triển khai nhân rộng một cách phù hợp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả).
- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho đội ngũ giáo viên; ưu tiên bồi dưỡng các nội dung gắn với thực tế công việc như: ứng dụng các phần mềm dạy học, xây dựng học liệu số, bài giảng điện tử, kỹ năng tổ chức dạy học trực tuyến.
- Rà soát, đầu tư mới, mua sắm bổ sung máy tính dạy môn tin học tối thiểu đáp ứng mức độ cơ bản (mức độ 2 theo Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT) phục vụ dạy môn Tin học: Tối đa 2-3 học sinh học chung 1 máy tính ở cấp Tiểu học; tối đa 2 học sinh học chung 1 máy tính ở cấp THCS; mỗi học sinh được học 1 máy tính ở cấp THPT. Chú trọng khai thác phòng máy tính cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường và các môn học khác ngoài môn Tin học.
Xây dựng phòng studio (ở những nơi có nhu cầu và điều kiện) phục vụ xây dựng học liệu số và dạy học trực tuyến (gồm máy tính, thiết bị phụ trợ và các phần mềm cần thiết).
- Triển khai hiệu quả hệ thống thư viện điện tử (bao gồm phần mềm quản trị thư viện và cơ sở dữ liệu số hóa sách và tài nguyên phục vụ dạy học), kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ tài nguyên số hóa giữa các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.
Bộ Giáo dục hướng dẫn chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục như thế nào?
Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục tại Công văn 4771/BGDĐT-CNTT năm 2023 như sau:
- Tiếp tục triển khai nền tảng quản trị cơ sở giáo dục tới 100% trường học, tối thiểu triển khai các phân hệ: quản lý học sinh (quản lý hồ sơ, kết quả học tập), quản lý đội ngũ cán bộ, quản lý cơ sở vật chất, quản lý thông tin y tế trường học, quản lý thông tin về sức khỏe học sinh, quản lý kế toán; đảm bảo kết nối thông suốt với cơ sở dữ liệu giáo dục địa phương và cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục.
- Triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, ưu tiên triển khai sổ điểm điện tử, học bạ điện tử; triển khai ứng dụng kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với cơ sở giáo dục trên nền tảng số, khuyến khích áp dụng các giải pháp miễn phí như tin nhắn OTT, email, ứng dụng trên thiết bị di động và website của cơ sở giáo dục.
- Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu theo Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo, trong đó tập trung triển khai một số nhiệm vụ như sau:
+ Tổ chức cập nhật dữ liệu trên các hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục4 đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo yêu cầu của Bộ GDĐT; hoàn thiện dứt điểm việc cập nhật đầy đủ số định danh cá nhân của giáo viên và học sinh; cập nhật đầy đủ kết quả học tập của học sinh trên cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục theo từng kỳ học; đặc biệt, hoàn thiện đầy đủ thông tin của học sinh lớp 12 phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào đại học.
+ Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê giáo dục định kỳ đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên cấp Trường, Phòng, Sở GDĐT (kỳ đầu năm học và kỳ cuối năm học) đúng thời hạn, đầy đủ, chính xác nội dung theo quy định tại Thông tư 24/2018/TT-BGDĐT về chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục; Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GDĐT và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ GDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?