Bộ Công Thương công bố nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử khi nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau Bộ Công Thương công bố nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử khi nào? Nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử trong năm 2023 là những doanh nghiệp nào? Câu hỏi của anh B.L.Q đến từ TP.HCM.

Bộ Công Thương công bố nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử khi nào?

Căn cứ tại Điều 28a Thông tư 47/2014/TT-BCT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-BCT quy định về việc công bố danh sách doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử như sau:

Theo đó, trước ngày 15 tháng 3 hàng năm, Bộ Công Thương công bố nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường của năm trước đó.

Ngoài ra, thông tin công bố bao gồm:

- Tên thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

- Tên website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Ngoài ra, theo "Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2023" nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử trong năm 2023 là những doanh nghiệp sau:

STT

Website/ứng dụng

Tên doanh nghiệp

1

Baemin

Công ty TNHH Woowa Brothers Việt Nam

2

Be

Công ty Cổ phần BE GROUP

3

GoJek

Công ty Cổ phần Thương mại Công nghệ Go Viet

4

Grab

Công ty TNHH Grab

5

Lazada

Công ty TNHH Recess

Bộ Công Thương công bố nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử khi nào?

Bộ Công Thương công bố nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử khi nào? (Hình từ Internet)

Nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử được xác định dựa trên các yếu tổ nào?

Căn cứ tại Điều 67c Nghị định 52/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 24 ĐIều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử như sau:

Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử
...
2. Các điều kiện tiếp cận thị trường gồm:
a) Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật Đầu tư;
b) Nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 01 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo danh sách do Bộ Công Thương công bố phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an.
...
4. Nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường tại điểm b khoản 2 Điều này được xác định dựa trên các tiêu chí về số lượt truy cập, số lượng người bán, số lượng giao dịch, tổng giá trị giao dịch.
5. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện trong quá trình đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh theo quy định của Chính phủ về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
a) Trong quá trình cho ý kiến theo thẩm quyền đối với Hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh, Bộ Công Thương có văn bản xin ý kiến Bộ Công an;
b) Trên cơ sở văn bản đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an có văn bản nêu rõ ý kiến chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị của nhà đầu tư, gửi lại Bộ Công Thương trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Công Thương;
c) Trên cơ sở ý kiến của Bộ Công an, Bộ Công Thương có văn bản trả lời cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định;
d) Thời hạn xin ý kiến Bộ Công an không tính vào thời hạn cho ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
6. Nhà đầu tư có hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử được xác định dựa trên các tiêu chí về:

- Số lượt truy cập,

- Số lượng người bán,

- Số lượng giao dịch,

- Tổng giá trị giao dịch.

Bộ Công thương có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về thương mại điện tử và kinh tế số?

Theo quy định tại khoản 18 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP thì về thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương có nhiệm vụ và quyền hạn, cụ thể như sau:

- Thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Chủ trì, phối hợp, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử, chính sách và pháp luật điều chỉnh trong hoạt động thương mại điện tử;

- Tổ chức thực hiện các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển những mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;

- Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động thương mại điện tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số theo quy định của pháp luật;

- Thiết lập và vận hành những hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử;

+ Xây dựng khung kiến trúc và nền tảng kỹ thuật dùng chung cho các mô hình kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;

- Xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số trong ngành công thương, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết thông qua chuỗi giá trị, phát triển thị trường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu;

- Thực hiện quản lý nhà nước về chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, phát triển kinh tế số ngành công thương.

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dịch vụ thương mại điện tử là gì?
Pháp luật
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Sàn giao dịch thương mại điện tử đã hoạt động nhưng không đăng ký sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có phải là người tiêu dùng hay không?
Pháp luật
Website thương mại điện tử bán hàng là gì? Người bán hàng trên website thương mại điện tử phải cung cấp thông tin nào?
Pháp luật
Thuế thương mại điện tử là gì? Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải đóng thuế?
Pháp luật
Mạnh tay quản lý thuế trong thương mại điện tử? Kinh doanh thương mại điện tử đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN?
Pháp luật
Mẫu phụ lục kết quả hoạt động kinh doanh đối với ngành thương mại điện tử là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Người học ngành thương mại điện tử hệ trung cấp phải sử dụng thành thạo các kỹ thuật nào sau khi tốt nghiệp?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi huy động vốn trái phép trên mạng xã hội bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chức năng đặt hàng trực tuyến là gì? Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng này qua ứng dụng phải điều kiện nào?
Pháp luật
Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử phải cung cấp doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn của cá nhân kinh doanh trên sàn đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương mại điện tử
1,924 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương mại điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thương mại điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào