Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo quy định?
- Bộ Công Thương có thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu trong công nghiệp và thương mại hay không?
- Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu?
- Những tổ chức nào có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Bộ Công Thương có thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu trong công nghiệp và thương mại hay không?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nô công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Như vậy, theo quy định trên, Bộ Công Thương có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu trong công nghiệp và thương mại.
Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo quy định? (Hình từ Internet)
Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu?
Căn cứ theo khoản 15 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
15. Về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:
a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;
b) Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hóa;
c) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật.
16. Về dịch vụ logistics
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics;
b) Điều phối, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội phát triển dịch vụ logistics.
...
Như vậy, trong quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;
- Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hóa;
- Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật.
Những tổ chức nào có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ.
3. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.
4. Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.
5. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
6. Vụ Thị trường trong nước.
7. Vụ Dầu khí và Than.
8. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.
9. Vụ Tổ chức cán bộ.
10. Vụ Pháp chế.
11. Thanh tra Bộ.
12. Văn phòng Bộ.
13. Tổng cục Quản lý thị trường.
14. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
15. Cục Điều tiết điện lực.
16. Cục Công nghiệp.
17. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
18. Cục Phòng vệ thương mại.
19. Cục Xúc tiến thương mại.
20. Cục Công Thương địa phương.
21. Cục Xuất nhập khẩu.
22. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
23. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
24. Cục Hóa chất.
25. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
26. Báo Công Thương.
27. Tạp chí Công Thương.
28. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 28 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
...
Như vậy, các tổ chức có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
(1) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(2) Vụ Khoa học và Công nghệ.
(3) Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.
(4) Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.
(5) Vụ Chính sách thương mại đa biên.
(6) Vụ Thị trường trong nước.
(7) Vụ Dầu khí và Than.
(8) Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.
(9) Vụ Tổ chức cán bộ.
(10) Vụ Pháp chế.
(11) Thanh tra Bộ.
(12) Văn phòng Bộ.
(13) Tổng cục Quản lý thị trường.
(14) Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
(15) Cục Điều tiết điện lực.
(16) Cục Công nghiệp.
(17) Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
(18) Cục Phòng vệ thương mại.
(19) Cục Xúc tiến thương mại.
(20) Cục Công Thương địa phương.
(21) Cục Xuất nhập khẩu.
(22) Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
(23) Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
(24) Cục Hóa chất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?