Bộ chống sét là gì? Tiêu chí dùng để phân loại bộ chống sét dùng cho hệ thống điện xoay chiều?
Bộ chống sét là gì?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8097-1:2010 (IEC 60099-1 : 1999) về Bộ chống sét - Phần 1: Bộ chống sét có khe hở kiểu điện trở phi tuyến dùng cho hệ thống điện xoay chiều quy định như sau:
MỤC 2: ĐỊNH NGHĨA
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa dưới đây:
2.1. Bộ chống sét* (surge arrester)
Thiết bị được thiết kế để bảo vệ thiết bị điện khỏi điện áp quá độ cao và để giới hạn thời gian và thường là độ lớn của dòng điện bị dẫn. Thuật ngữ “bộ chống sét” bao gồm cả khe hở nối tiếp bất kỳ ở bên ngoài mà khe hở này là thiết yếu đối với hoạt động của thiết bị nếu được lắp đặt để vận hành, cho dù có được cung cấp hoặc không được cung cấp như một bộ phận không thể tách rời của thiết bị.
CHÚ THÍCH: Bộ chống sét thường được nối giữa dây dẫn điện của lưới điện và đất nhưng một số trường hợp có thể được nối qua cuộn dây của thiết bị hoặc giữa các dây dẫn điện.
2.2. Bộ chống sét có khe hở kiểu điện trở phi tuyến (non-linear resistor type gapped arrester)
Bộ chống sét có một hoặc nhiều khe hở phóng điện nối nối tiếp với một hoặc nhiều điện trở phi tuyến.
2.3. Khe hở nối tiếp của bộ chống sét (series gap of an arrester)
Khe hở hoặc các khe hở có chủ ý, nằm giữa các điện cực, nối tiếp với điện trở hoặc các điện trở phi tuyến nối tiếp của bộ chống sét.
2.4. Điện trở phi tuyến nối tiếp của bộ chống sét (non-linear series resistor of an arrester)
Bộ phận của bộ chống sét, nhờ có đặc tính điện áp - dòng điện phi tuyến mà hoạt động như một điện trở thấp để cho dòng phóng điện lớn chạy qua nhằm hạn chế điện áp đặt lên các đầu nối của bộ chống sét, và hoạt động như một điện trở cao ở điện áp tần số công nghiệp bình thường đã giới hạn độ lớn của dòng điện bị dẫn.
...
Theo đó, bộ chống sét được hiểu là thiết bị được thiết kế để bảo vệ thiết bị điện khỏi điện áp quá độ cao và để giới hạn thời gian và thường là độ lớn của dòng điện bị dẫn.
Lưu ý: Thuật ngữ “bộ chống sét” bao gồm cả khe hở nối tiếp bất kỳ ở bên ngoài mà khe hở này là thiết yếu đối với hoạt động của thiết bị nếu được lắp đặt để vận hành, cho dù có được cung cấp hoặc không được cung cấp như một bộ phận không thể tách rời của thiết bị.
Bộ chống sét là gì? Tiêu chí dùng để phân loại bộ chống sét dùng cho hệ thống điện xoay chiều? (hình từ internet)
Tiêu chí dùng để phân loại bộ chống sét dùng cho hệ thống điện xoay chiều?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8097-1:2010 (IEC 60099-1 : 1999) về Bộ chống sét - Phần 1: Bộ chống sét có khe hở kiểu điện trở phi tuyến dùng cho hệ thống điện xoay chiều quy định như sau:
MỤC 3: NHẬN BIẾT VÀ PHÂN LOẠI
3.1. Nhận biết bộ chống sét
Bộ chống sét phải được nhận biết từ các thông tin tối thiểu sau đây ghi trên trên tấm thông số (tấm nhãn):
- Điện áp danh định;
- Tần số danh định, nếu không phải là một trong các tần số tiêu chuẩn, xem 4.2;
- Dòng điện phóng điện danh nghĩa (ghi rõ đối với bộ chống sét 5 000 A dù là dãy A hoặc dãy B*, và đối với bộ chống sét 10 000 A, dù là chế độ nặng hoặc chế độ nhẹ);
- Loại phóng điện trong khoảng thời gian dài (đối với bộ chống sét 10 000 A ở chế độ nặng), xem 8.5.3.2;
- Khả năng chịu dòng điện ngắn mạch danh định tính bằng kilôampe phải được ghi trên tấm nhãn của bộ chống sét. Bộ chống sét không yêu cầu khả năng chịu thử ngắn mạch phải được chỉ ra trên tấm nhãn, xem 8.7;
- Tên của nhà chế tạo hoặc thương hiệu, kiểu và nhận biết;
- Năm chế tạo.
CHÚ THÍCH 1: Thông tin cần nêu trong bản yêu cầu hoặc bản đấu được hướng dẫn ở Phụ lục B.
CHÚ THÍCH 2: Một số quốc gia, thường phân loại bộ chống sét là:
- Trạm điện dùng bộ chống sét 10 000 A;
- Trạm trung gian (dãy A) hoặc trạm phân phối (dãy B) dùng bộ chống sét 5 000 A;
- Mạch thứ cấp dùng bộ chống sét 1 500 A.
3.2. Phân loại bộ chống sét
Bộ chống sét được phân loại theo dòng điện phóng điện danh nghĩa tiêu chuẩn của chúng và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu thử nghiệm và đặc điểm tính năng được liệt kê trong Bảng 3. Bộ chống sét có nhiều đặc điểm tính năng tốt hơn hoặc mức bảo vệ thấp hơn so với yêu cầu trong tiêu chuẩn này phải được coi là phù hợp tiêu chuẩn này.
...
Theo đó, bộ chống sét được phân loại theo dòng điện phóng điện danh nghĩa tiêu chuẩn của chúng và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu thử nghiệm và đặc điểm tính năng được liệt kê trong Bảng 3 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8097-1:2010 (IEC 60099-1 : 1999).
Bộ chống sét có nhiều đặc điểm tính năng tốt hơn hoặc mức bảo vệ thấp hơn so với yêu cầu trong tiêu chuẩn này phải được coi là phù hợp tiêu chuẩn này.
Điều kiện vận hành bộ chống sét dùng cho hệ thống điện xoay chiều được quy định ra sao?
Căn cứ tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8097-1:2010 (IEC 60099-1 : 1999) về Bộ chống sét - Phần 1: Bộ chống sét có khe hở kiểu điện trở phi tuyến dùng cho hệ thống điện xoay chiều quy định như sau:
4.4. Điều kiện vận hành
4.4.1. Điều kiện vận hành bình thường
Bộ chống sét phù hợp với tiêu chuẩn này phải thích hợp để vận hành ở các điều kiện vận hành bình thường dưới đây:
a) Nhiệt độ môi trường xung quanh nằm trong khoảng từ - 40 °C đến +40 °C;
b) Độ cao so với mặt biển không vượt quá 1 000 m;
c) Tần số của nguồn điện xoay chiều không nhỏ hơn 48 Hz và không vượt quá 62 Hz;
d) Điện áp tần số công nghiệp đặt giữa đầu nối đường dây và đầu nối đất của bộ chống sét không vượt quá điện áp danh định.
4.4.2. Điều kiện vận hành không bình thường
Nếu bộ chống sét phải chịu các điều kiện khác với điều kiện sử dụng hoặc điều kiện vận hành bình thường thì có thể yêu cầu có lưu ý đặc biệt khi chế tạo hoặc khi ứng dụng và trong từng trường hợp phải hỏi ý kiến nhà chế tạo. Xem Phụ lục A: điều kiện vận hành không bình thường và Phụ lục C: lựa chọn loại phóng điện thời gian dài của bộ chống sét chế độ nặng.
...
Như vậy, việc vận hành bộ chống sét phải đảm bảo các điều kiện nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?