Bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro bao gồm mấy nhóm?

Cho tôi hỏi bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế bao gồm mấy nhóm? Câu hỏi của anh N.T.T từ Tây Ninh.

Thông tin sử dụng để phân tích, đánh giá xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro bao gồm những gì?

Thông tin sử dụng để phân tích, đánh giá xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro được quy định tại khoản 2 Điều 5 Hướng dẫn áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 như sau:

Nguyên tắc áp dụng
1. Việc đánh giá xếp hạng rủi ro đối với NNT để phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT; xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật, Bộ CSTC và hướng dẫn thực hiện ban hành theo Quyết định này.
2. Thông tin sử dụng để phân tích, đánh giá xác định NNT có dấu hiệu rủi ro bao gồm: thông tin về NNT trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế; thông tin về NNT thu thập được trong quá trình quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra NNT; thông tin về NNT do các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan cung cấp. Các thông tin này được cập nhật thường xuyên, đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT và ứng dụng QLRR để đảm bảo việc phân tích, đánh giá, nhận diện NNT có dấu hiệu rủi ro chính xác, kịp thời.
3. Việc đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với NNT được thực hiện hoàn toàn tự động, tập trung bằng ứng dụng QLRR để phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT; lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
...

Như vậy, theo quy định, thông tin sử dụng để phân tích, đánh giá xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro bao gồm:

(1) Thông tin về người nộp thuế trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế;

(2) Thông tin về người nộp thuế thu thập được trong quá trình quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra người nộp thuế;

(3) Thông tin về người nộp thuế do các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan cung cấp.

Lưu ý: Các thông tin này phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế và ứng dụng quản lý rủi ro để đảm bảo việc phân tích, đánh giá, nhận diện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro chính xác, kịp thời.

Bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro bao gồm mấy nhóm?

Thông tin sử dụng để phân tích, đánh giá xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro bao gồm mấy nhóm?

Căn cứ Điều 6 Hướng dẫn áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 quy định, bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro bao gồm 03 nhóm, cụ thể:

- Nhóm I: Nhóm chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

Là nhóm các chỉ số tiêu chí mà nếu người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro thuộc một (01) trong các chỉ số tiêu chí này thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ được thực hiện phân loại thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

- Nhóm II: Nhóm chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo phương pháp chấm điểm rủi ro.

Là nhóm các chỉ số tiêu chí áp dụng phương pháp tính điểm, xếp hạng rủi ro. Trên cơ sở đó thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.

- Nhóm III: Nhóm chỉ số tiêu chí theo yêu cầu quản lý của cơ quan thuế

Là nhóm các chỉ số tiêu chí áp dụng phương pháp chấm điểm rủi ro mà cơ quan thuế có thể lựa chọn bổ sung vào Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng.

Việc xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chỉ số tiêu chí nhóm 2 được thực hiện thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Hướng dẫn áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 quy định:

Xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chỉ số tiêu chí nhóm 2 dựa trên phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp chấm điểm và được thực hiện như sau:

- Phương pháp xác định điểm rủi ro của từng chỉ số tiêu chí được tính toán theo các hàm xác suất thống kê hoặc theo phương pháp thống kê số liệu.

- Thang điểm áp dụng đối với các chỉ số tiêu chí là thang điểm 10 trong đó mức điểm rủi ro cao nhất là 10 và mức điểm rủi ro thấp nhất là 1.

- Trọng số để đánh giá mức độ trọng yếu của từng chỉ số tiêu chí cao nhất là 5 và thấp nhất là 1.

Tổng cục Thuế quy định trọng số đối với từng chỉ số tiêu chí phù hợp theo từng thời kỳ.

- Xác định tổng điểm rủi ro của người nộp thuế: là tổng giá trị điểm rủi ro các chỉ số tiêu chí của từng người nộp thuế.

- Xếp hạng rủi ro: Trên cơ sở tổng điểm rủi ro của người nộp thuế và ngưỡng rủi ro được quy định từng thời kỳ, ứng dụng quản lý rủi ro tự động xếp hạng rủi ro hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế được đánh giá theo một trong ba hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp.

Hoàn thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về việc xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật Thuế giá trị gia tăng như thế nào?
Pháp luật
Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Các trường hợp được hoàn thuế GTGT từ 1/7/2025 như thế nào?
Pháp luật
Bổ sung thêm trường hợp hoàn thuế GTGT từ 01/7/2025 theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 thế nào?
Pháp luật
Có được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư khi góp đủ vốn rồi cho cổ đông vay lại không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 80? Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?
Pháp luật
Trường hợp hóa đơn sai sót sau khi cơ quan thuế kiểm tra hoàn thuế GTGT thì được kê khai bổ sung theo Công văn 25778/CTBDU-TTHT?
Pháp luật
Quyết định 1388/QĐ-TCT quản lý rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế có nội dung ra sao?
Pháp luật
Mẫu bảng kê chứng từ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 chính thức áp dụng bộ tiêu chí mới phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT?
Pháp luật
TCT chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế GTGT? Cơ quan thuế phân tích kỹ rủi ro trong hoàn thuế GTGT như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoàn thuế giá trị gia tăng
1,182 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoàn thuế giá trị gia tăng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoàn thuế giá trị gia tăng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào