Bờ bao thủy lợi trong hoạt động thủy lợi có phải là đê điều hay không? Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi được quy định ra sao?

Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi được quy định ra sao? Ban tư vấn pháp luật cho hỏi bờ bao thủy lợi có phải là đê điều hay không? Các quy định này được căn cứ theo quy định nào? Mong được phản hồi, cảm ơn!

Bờ bao thủy lợi trong hoạt động thủy lợi có phải là đê điều hay không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:

"3. Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi."

Như vậy, bờ bao thủy lợi là một trong các dạng nằm trong công trình thủy lợi. Cho nên, bờ bao thủy lợi không phải là đê điều bạn nhé.

Bờ bao thủy lợi

Bờ bao thủy lợi

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:

"Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi
1. Xây dựng công trình thủy lợi không đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.
3. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi.
4. Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi.
5. Sử dụng xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi; sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
6. Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi.
7. Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi.
8. Tự ý vận hành công trình thủy lợi; vận hành công trình thủy lợi trái quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
9. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.
10. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
11. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định tại Điều 44 của Luật này.'

Theo đó, các hành vi bị cấm trong hoạt động thủy lợi được quy định như Điều trên.

Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi được quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:

"Điều 4. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi
1. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.
2. Ưu đãi thuế đối với tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; hệ thống tưới, tiêu tiên tiến và hiện đại; hệ thống xử lý nước thải để tái sử dụng.
4. Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa công trình thủy lợi.
5. Hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phù hợp với từng lĩnh vực, nhóm đối tượng sử dụng.
6. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trong trường hợp phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng.
7. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư; khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
8. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người trực tiếp hoặc tham gia hoạt động thủy lợi; khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ trong hoạt động thủy lợi."

Theo đó, các chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi được quy định như trên.

Các nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi
1. Phù hợp với nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, kết hợp theo đơn vị hành chính, phục vụ đa mục tiêu.
2. Bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
3. Chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước giữa các mùa và vùng; bảo đảm yêu cầu sản xuất, sinh hoạt theo hệ thống công trình thủy lợi, lưu vực sông, vùng và toàn quốc.
4. Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đúng mục đích; bảo đảm số lượng, chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; huy động sự tham gia của toàn dân trong hoạt động thủy lợi.
6. Tổ chức, cá nhân được sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và phải trả tiền theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản trước những tác động bất lợi trong quá trình xây dựng và khai thác công trình thủy lợi."

Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến thủy lợi gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.

Bờ bao thủy lợi
Thủy lợi Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biểu giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với đất trồng lúa được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bờ bao thủy lợi trong hoạt động thủy lợi có phải là đê điều hay không? Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi được quy định ra sao?
Pháp luật
Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi có phải là hợp đồng dân sự không? Hợp đồng này có các nội dung chính gì?
Pháp luật
Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là gì? Ai thực hiện việc định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định?
Pháp luật
Hoạt động dịch vụ thủy lợi được pháp luật quy định như thế nào? Trong dịch vụ thủy lợi được phân loại ra những loại nào?
Pháp luật
Trong khai thác và trong hoạt động thủy lợi cá nhân và tổ chức có quyền và trách nhiệm gì? Đối với sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cá nhân, tổ chức có những quyền và trách nhiệm gì?
Pháp luật
Công trình thủy lợi được lên phương án bảo vệ như thế nào? Việc bảo vệ công trình thủy lợi là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Quy trình vận hành và yêu cầu đối với công trình thủy lợi được quy định như thế nào ? Đối với sản xuất nông nghiệp công trình thủy lợi được vận hành như thế nào?
Pháp luật
Trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải tuân thủ các nguyên tắc nào? Cần đáp ứng những yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Nhà nước có chiến lược gì đối với thủy lợi? Quy hoạch thủy lợi và nguyên tắc nhà nước lập quy hoạch thủy lợi là gì?
Pháp luật
Hoạt động thủy lợi bao gồm những hoạt động nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bờ bao thủy lợi
4,296 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bờ bao thủy lợi Thủy lợi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bờ bao thủy lợi Xem toàn bộ văn bản về Thủy lợi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào