Bình xịt chất gây mê có được xem là vũ khí không? Sử dụng bình xịt chất gây mê làm vũ khí tự vệ có vi phạm pháp luật không? Hành vi sử dụng bình xịt chất gây mê bị xử phạt như thế nào?
Bình xịt chất gây mê có được xem là vũ khí không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có quy định:
Giải thích từ ngữ
1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
...
11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
...
Như vậy, theo như quy định trên thì bình xịt chất gây mê không phải là vũ khí mà là công cụ hỗ trợ (phương tiện được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp).
Sử dụng bình xịt chất gây mê làm vũ khí tự vệ có vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Sử dụng bình xịt chất gây mê làm vũ khí tự vệ có vi phạm pháp luật?
Căn cứ theo Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA có quy định các đối tượng sau đây được trang bị công cụ hỗ trợ, cụ thể như sau:
Đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bao gồm:
a) Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;
b) Trại giam, trại tạm giam;
c) Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;
d) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);
đ) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
e) Công an xã, phường, thị trấn.
Theo đó, chỉ những đối tượng được quy định tại Điều này mới được trang bị công cụ hỗ trợ (trong đó có thể bao gồm bình xịt chất gây mê), cho nên trường hợp em trai bạn có và sử dụng bình xịt chất gây mê để làm vũ khí tự vệ là hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi sử dụng bình xịt chất gây mê bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 4, điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng bình xịt chất gây mê như sau:
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;
…
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
Theo đó việc sử dụng bình xịt chất gây mê để phòng thân được xem là hành vi sử dụng trái phép công cụ hỗ trợ. Cho nên trường hợp của em trai bạn có khả năng bị xử phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời bị tịch thu tang vật (bình xịt chất gây mê).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?