Biện pháp quản lý tại gia đình được áp dụng thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong trường hợp nào?
- Biện pháp quản lý tại gia đình được áp dụng thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong trường hợp nào?
- Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên là bao lâu?
- Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì xử lý thế nào?
Biện pháp quản lý tại gia đình được áp dụng thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong trường hợp nào?
Biện pháp quản lý tại gia đình được quy định tại Điều 140 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 70 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
Quản lý tại gia đình
1. Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
5. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
...
Như vậy, theo quy định, biện pháp quản lý tại gia đình được áp dụng thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
(1) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
(2) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
(3) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Các đối tượng trên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
(2) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
(3) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
Biện pháp quản lý tại gia đình được áp dụng thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên là bao lâu?
Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được quy định tại khoản 3 Điều 140 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 70 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
Quản lý tại gia đình
...
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
4. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.
Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên là từ 03 tháng đến 06 tháng.
Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 140 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 70 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định, trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?