Biển cấm đỗ trên các tuyến đường nội ô thành phố sẽ do cơ quan hay một cá nhân nào phụ trách việc lắp đặt?
- Biển cấm đỗ trên các tuyến đường nội ô thành phố sẽ do cơ quan hay một cá nhân nào phụ trách việc lắp đặt?
- Tại các nơi thường xuyên bị hạn chế tầm nhìn do sương mù thì khi lắp đặt các cột biển cấm đỗ có thể sử dụng vật liệu phản quang hay không?
- Khi lắp đặt biển cấm đỗ trên cột thì phải đảm bảo độ cao bao nhiêu?
Biển cấm đỗ trên các tuyến đường nội ô thành phố sẽ do cơ quan hay một cá nhân nào phụ trách việc lắp đặt?
Căn cứ Điều 45 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Công trình báo hiệu đường bộ
1. Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm:
a) Đèn tín hiệu giao thông;
b) Biển báo hiệu;
c) Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;
d) Vạch kẻ đường;
đ) Cột cây số;
e) Công trình báo hiệu khác.
2. Đường bộ trước khi đưa vào khai thác phải được lắp đặt đầy đủ công trình báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt.
3. Không được gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ.
Theo đó thì đèn tín hiệu giao thông đường bộ được xếp vào công trình báo hiệu đường bộ.
Đồng thời Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định:
Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông
1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
c) Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
3. Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông như sau:
a) Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông;
b) Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.
Như vậy, biển cấm đỗ nói riêng hay các biển báo giao thông đường bộ nói chung trên các tuyến đường nội ô thành phố sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức việc lắp đặt.
Biển cấm đỗ trên các tuyến đường nội ô thành phố sẽ do cơ quan hay một cá nhân nào phụ trách việc lắp đặt? (Hình từ Internet)
Tại các nơi thường xuyên bị hạn chế tầm nhìn do sương mù thì khi lắp đặt các cột biển cấm đỗ có thể sử dụng vật liệu phản quang hay không?
Tại Điều 23 và Điều 24 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT - Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
Điều 23. Phản quang trên mặt biển báo
Tùy theo điều kiện khai thác mà lựa chọn bề mặt biển báo cho phù hợp. Trong trường hợp biển báo có dán màng phản quang thì được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật màng phản quang.
Điều 24. Quy định về cột biển
24.1. Cột biển báo hiệu phải làm bằng vật liệu chắc chắn (bằng thép hoặc bằng vật liệu khác có độ bền tương đương) có đường kính tiết diện cột tối thiểu 8 cm (± 5mm).
24.2. Tại các nơi thường xuyên bị hạn chế tầm nhìn do sương mù hoặc có khả năng dễ bị xe va chạm vào ban đêm, các cột biển báo cần sử dụng vật liệu phản quang để tăng khả năng nhìn rõ.
Như vậy, tại các nơi thường xuyên bị hạn chế tầm nhìn do sương mù hoặc có khả năng dễ bị xe va chạm vào ban đêm, các cột biển báo cấm đỗ nói riêng và biển báo nói chung thì cần sử dụng vật liệu phản quang để tăng khả năng nhìn rõ.
Khi lắp đặt biển cấm đỗ trên cột thì phải đảm bảo độ cao bao nhiêu?
Tại Điều 22 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT - Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
Độ cao đặt biển và ghép biển
22.1. Biển báo được đặt chắc chắn cố định trên cột như quy định ở Điều 24 của Quy chuẩn này. Trong một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện, cây cối hoặc những vật kiến trúc nhưng phải dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.
22.2. Trường hợp biển báo đặt trên cột: độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8 m đối với đường ngoài khu đông dân cư và 2,0 m đối với đường trong khu đông dân cư, theo phương thẳng đứng. Biển số 507 “Hướng rẽ” đặt cao từ 1,2 m đến 1,5 m. Loại biển áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt, lề đường hoặc hè đường là 1,8 m. Trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp nhưng không nhỏ hơn 1,2 m, không quá 5,0 m, do Cơ quan quản lý đường bộ quyết định.
...
Khi lắp đặt biển cấm đỗ trên cột thì phải đảm bảo độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8 m đối với đường ngoài khu đông dân cư và 2,0 m đối với đường trong khu đông dân cư, theo phương thẳng đứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?