Biển cấm đỗ theo quy định hiện nay thì có kích thước, màu sắc, ý nghĩa và hình dạng như thế nào?
Biển cấm đỗ có kích thước, màu sắc và hình dạng như thế nào?
Tại Điều 15 QCVN 41:2019/BGTVT - Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
Phân loại biển báo hiệu
Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
15.1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Căn cứ Điều 16 QCVN 41:2019/BGTVT - Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
Kích thước của biển báo
16.1. Quy chuẩn này quy định các thông số về kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết tương ứng với đường đô thị có hệ số là 1 (xem Hình 1 và Bảng 1). Trường hợp đặc biệt, kích thước biển có thể được điều chỉnh để đảm bảo cân đối, đáp ứng tính thẩm mỹ và rõ ràng thông tin.
16.2. Đối với các đường khác, kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết phải nhân với hệ số tương ứng trong Bảng 2, kích thước biển được làm tròn theo nguyên tắc:
a) Số hàng đơn vị ≤ 5 thì lấy bằng 5;
b) Số hàng đơn vị > 5 thì lấy bằng 0 và tăng số hàng chục lên 1 đơn vị.
16.3. Chi tiết thông số về chữ viết, kích thước biển, hình vẽ trong biển được quy định tại các Phụ lục K, M và Phụ lục P của Quy chuẩn này. Đối với biển chỉ dẫn, tùy theo điều kiện thực tế, kích thước biển có thể được điều chỉnh để đảm bảo tính rõ ràng thông tin, cân đối và thẩm mỹ của biển báo.
16.4. Đối với các đường cấp kỹ thuật thấp (đường cấp V, cấp VI hoặc chưa vào cấp), đường giao thông nông thôn tùy theo quy mô và điều kiện khai thác mà vận dụng các hệ số kích thước là: 1,25; 1,00 hoặc 0,75.
16.5. Biển di động, biển đặt tạm thời trong thời gian ngắn và các biển sử dụng trong các trường hợp đặc biệt (vị trí biển ở dải phân cách hẹp, lề đường hẹp, hoặc ảnh hưởng tầm nhìn biển đặt trên các ngõ, ngách, hẻm; các hình biển trong biển ghép) có thể điều chỉnh kích thước với hệ số bằng 0,5 hoặc 0,75 (có làm tròn số theo quy định).
16.6. Đối với các tuyến đường đối ngoại thì biển bằng chữ được điều chỉnh kích thước biển để bố trí đủ chữ viết trên cơ sở quy định của Quy chuẩn này.
Theo đó, biển cấm đỗ thuộc nhóm biển báo cấm, mà nhóm này có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Về kích thước của biển cấm thì tùy thuộc vào vị trí lắp đặt mà sẽ có các hệ số kích thước khác nhau.
Biển cấm đỗ theo quy định hiện nay thì có kích thước, màu sắc, ý nghĩa và hình dạng như thế nào? (Hình từ Internet)
Biển cấm đỗ có mấy loại và ý nghĩa của từng loại như thế nào?
Tại Mục B.31 Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT - Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
Biển số P.131 (a,b,c) "Cấm đỗ xe"
a) Để báo nơi cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.131 (a,b,c) "Cấm đỗ xe".
Biển số P.131a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển.
Biển số P.131b có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ và biển số P.131c vào những ngày chẵn.
b) Hiệu lực cấm và thời gian cấm đỗ xe áp dụng theo quy định tại điểm c, d mục B.30 đối với biển số P.130.
c) Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển nhắc lại.
Theo đó, biển cấm đỗ có 3 loại:
- Biển số P.131a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển.
- Biển số P.131b có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ.
- Biển số P.131c có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày chẵn.
Biển cấm đỗ phải được lắp đặt ở vị trí như thế nào?
Tại Điều 30 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT - Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển
30.1. Biển báo cấm được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm.
Biển có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ số S.502 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
30.2. Khi cần thiết để chỉ rõ hướng tác dụng của biển và chỉ vị trí bắt đầu hay vị trí kết thúc hiệu lực của biển phải đặt biển phụ số S.503 "Hướng tác dụng của biển".
30.3. Các biển báo cấm từ biển số P.101 đến biển số P.120 không cần quy định phạm vi có hiệu lực của biển, không có biển báo hết cấm.
30.4. Khi cần thiết, trong trường hợp cấm vì lý do cầu đường bị tắc, hư hỏng thì kèm theo các biển báo cấm nêu tại khoản 30.3 Điều này đặt các biển chỉ dẫn lối đi cho xe bị cấm.
30.5. Biển số P.121 và biển số P.128 có hiệu lực đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số S.501 hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 "Hết tất cả các lệnh cấm".
30.6. Biển số P.123 (a,b) và biển số P.129 có hiệu lực tại khu vực đặt biển.
30.7. Biển số P.124 (a,b,c,d, e, f) có hiệu lực ở vị trí nơi đường giao nhau, chỗ mở dải phân cách nhưng không cho phép quay đầu xe hoặc căn cứ vào biển phụ số S.503.
30.8. Biển số P.125, P.126, P.127 (a,b,c), P.130, P.131 (a,b,c) có hiệu lực đến nơi đường giao nhau tiếp giáp hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135, DP.127d). Các biển số P.130 và P.131 (a,b,c) còn căn cứ vào các biển phụ.
30.9. Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm đi qua các nút giao (trừ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào khu đất bằng một lối đi chung), biển cấm phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển cấm, trừ các trường hợp có quy định riêng hoặc có biển phụ kèm theo.
Theo đó, biển báo cấm nói chung và biển cấm đỗ nói riêng phải được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm.
Biển có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển báo cấm trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ số S.502 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
Khi cần thiết để chỉ rõ hướng tác dụng của biển và chỉ vị trí bắt đầu hay vị trí kết thúc hiệu lực của biển phải đặt biển phụ số S.503 "Hướng tác dụng của biển".
Và biển cấm đỗ (P.131) có hiệu lực đến nơi đường giao nhau tiếp giáp hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135, DP.127d). Các biển số P.130 và P.131 (a,b,c) còn căn cứ vào các biển phụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?