Biển báo hiệu đường bộ được quy định thế nào? Nhận biết biển báo hiệu đường bộ thuộc nội dung giáo dục kiến thức pháp luật với ai?
Biển báo hiệu đường bộ được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Chấp hành báo hiệu đường bộ
...
4. Tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:
a) Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
b) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;
c) Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
5. Báo hiệu của biển báo hiệu đường bộ được quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
6. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
7. Cọc tiêu, tường bảo vệ để hướng dẫn cho người tham gia giao thông đường bộ biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
8. Rào chắn để ngăn không cho người, phương tiện qua lại.
...
Như vậy, báo hiệu của biển báo hiệu đường bộ được pháp luật quy định như sau:
- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
- Biển hiệu lệnh để báo hiệu lệnh phải thi hành;
- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
- Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Biển báo hiệu đường bộ được quy định thế nào? Nhận biết biển báo hiệu đường bộ thuộc nội dung giáo dục kiến thức pháp luật với ai? (Hình từ Internet)
Nhận biết biển báo hiệu đường bộ thuộc nội dung giáo dục kiến thức pháp luật với ai?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 151/2024/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong các cơ sở giáo dục
1. Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
a) Nhận biết loại phương tiện giao thông đường bộ;
b) Nhận biết đèn tín hiệu giao thông, ý nghĩa tín hiệu đèn và một số biển báo hiệu đường bộ thường gặp;
c) An toàn khi đi bộ, trên các phương tiện giao thông đường bộ;
d) Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách;
đ) Nơi vui chơi an toàn;
e) Những nguy hiểm, hậu quả khi không tuân thủ quy định an toàn giao thông đường bộ.
2. Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh tiểu học bao gồm:
a) Nhận biết hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ thường gặp;
b) Một số quy tắc giao thông đường bộ thường gặp; nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ;
c) Đi qua đường bộ an toàn;
d) Chọn và đội mũ bảo hiểm đúng cách;
đ) Lên, xuống xe đạp, xe gắn máy, xe mô tô an toàn;
e) Làm quen với xe đạp và cách điều khiển xe đạp an toàn;
g) Một số kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
...
Như vậy, việc nhận biết biển báo hiệu đường bộ thường gặp sẽ thuộc nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với:
- Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non;
- Học sinh tiểu học.
Người tham gia giao thông đường bộ cần phải tuân thủ những quy tắc nào theo quy định?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Theo đó, người tham gia giao thông đường bộ từ năm 2025 cần phải tuân thu những quy tắc chung sau đây:
- Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
- Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/bien-bao-hieu-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/loi-khong-tuan-thu-bien-bao-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTTY/mang-phan-quang-bb.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biển báo hiệu đường bộ được quy định thế nào? Nhận biết biển báo hiệu đường bộ thuộc nội dung giáo dục kiến thức pháp luật với ai?
- Thanh tra Bộ Công an là gì? Các nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Công an nhân dân cần tuân thủ?
- Ngày 12 tháng 2 là ngày gì? Ngày 12 tháng 2 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 12 tháng 2 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mẫu đơn tự nguyện xin nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định 177? Nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu có được nâng bậc lương?
- Viết đoạn văn tả về ngôi nhà của em lớp 3 ngắn gọn? Quy định yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 3?