Thanh tra Bộ Công an là gì? Các nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Công an nhân dân cần tuân thủ?
Thanh tra Bộ Công an là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 41/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 25/2021/NĐ-CP) quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân
1. Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân, gồm:
a) Thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Công an tỉnh);
c) Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
...
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 41/2014/NĐ-CP về vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ Công an:
Thanh tra Bộ Công an là cơ quan của Bộ Công an, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ Công an có trách nhiệm:
- Giúp Bộ trưởng Bộ Công an quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Công an nhân dân;
- Tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an;
- Thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ Công an có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.
Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh Thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.
Thanh tra Bộ Công an có các đơn vị nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thanh tra Bộ Công an là gì? Các nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Công an nhân dân cần tuân thủ? (hình từ internet)
Thanh tra Bộ Công an có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Công an gồm:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra 2010 (đã hết hiệu lực) thay thế bởi Điều 15 Luật Thanh tra 2022.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho Thủ trưởng, Thanh tra viên, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong Công an nhân dân.
- Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Các nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Công an nhân dân?
Các nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Công an nhân dân được quy định tại Điều 6 Nghị định 41/2014/NĐ-CP gồm:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, Điều lệnh và các quy định của Bộ Công an; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
- Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
Tại Điều 7 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân như sau:
- Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo điều hành của Bộ trưởng Bộ Công an và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
- Cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bố trí ở nơi không có tổ chức thanh tra để làm nhiệm vụ thanh tra hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Công an cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của cơ quan thanh tra Công an cấp trên trực tiếp.
- Quan hệ giữa cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân với các cơ quan, đơn vị chức năng là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
- Cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân phối hợp với Thanh tra các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan khác ở Trung ương, địa phương trong quá trình thanh tra các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an và đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BA/08022025/thanh-tra-bo-cong-an.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/khong-to-chuc-cong-an-cap-huyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/nam-2025/hinh-25.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/LVPD/trien-khai-de-an-cong-an-cap-huyen.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/TLV/18-01-2025/cong-an-nhan-dan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/091224/bo-cong-an-cap-huyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/cong-an-huyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/090125/cong-an-cap-huyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/070124/cong-an-nhan-dan-6.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/XU/11/29/he-thong-cap-bac-quan-ham-chuc-danh-trong-cong-an-nhan-dan.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 12 tháng 2 là ngày gì? Ngày 12 tháng 2 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 12 tháng 2 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mẫu đơn tự nguyện xin nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định 177? Nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu có được nâng bậc lương?
- Viết đoạn văn tả về ngôi nhà của em lớp 3 ngắn gọn? Quy định yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 3?
- Cảnh sát giao thông mặc thường phục được dừng xe xử phạt trong trường hợp nào? CSGT mặc thường phục được bố trí khi nào?
- Tết Nguyên tiêu 2025 có được nghỉ không? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên tiêu? Tết Nguyên tiêu có phải ngày lễ lớn?