Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng gồm các nội dung nào? Điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình?
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng gồm các nội dung nào?
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng được quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm các nội dung sau đây:
- Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
- Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
- Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
Lưu ý: Thành phần ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng được quy định tại khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
- Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
- Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
- Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Tải về Mẫu Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng gồm các nội dung nào? Điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình? (hình từ internet)
Điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
b) Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định này;
c) Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và quy định của pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;
...
Như vậy, điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là:
- Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
- Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, Điều 22 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
- Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và quy định của pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;
Ai tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 123 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:
Nghiệm thu công trình xây dựng
1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
b) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
...
Theo quy định thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
Như vậy, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân?
- Hướng dẫn chi tiết điền mẫu số 07 PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 2024? Người lao động không đóng BHXH có phải báo cáo tình hình sử dụng lao động không?
- Đoạn văn 200 chữ về lối sống biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống lớp 11 kết nối tri thức? Đánh giá định kì học sinh lớp 11 ra sao?
- Nhà cao tầng là gì? Có mấy loại nhà cao tầng? Đối tượng quan trắc địa kỹ thuật chính đối với nhà cao tầng là gì?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu?