Bị tước giấy phép lái xe có được thi nâng hạng không? Điều kiện thi nâng hạng giấy phép lái xe năm 2022?

Tôi bị tước giấy phép lái xe đã chấp hành xong giờ tôi muốn thi nâng hạng từ B1 lên B2 thì có được không? Điều kiện thi nâng hạng giấy phép lái xe như thế nào? - Câu hỏi của anh Bửu (Khách hàng từ Đồng Tháp).

Thi nâng hạng giấy phép lái xe cần đáp ứng những điều kiện gì?

Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (Khoản 3 Điều này được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định chung đối với người học lái xe như sau:

Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, khi muốn thi nâng hạng giấy phép lái xe, người học lái xe trước hết phải đáp ứng 03 nhóm điều kiện trên.

Bị tước giấy phép lái xe có được thi nâng hạng không? Thi nâng hạng giấy phép lái xe cần đáp ứng những điều kiện gì?

Bị tước giấy phép lái xe có được thi nâng hạng không? Điều kiện thi nâng hạng giấy phép lái xe năm 2022? (Hình từ internet)

Bị tước giấy phép lái xe lái xe có được thi nâng hạng không?

Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (Khoản 3 Điều này được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) quy định như sau:

Điều kiện đối với người học lái xe
...
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, khi muốn học lái xe để thi nâng hạng giấy phép lái xe thì người học lại xe đáp ứng các điều kiện trên đây, tùy theo từng loại giấy phép lái xe muốn nâng.

Trong trường hợp của bạn, muốn học để thi nâng hạng từ B1 lên B2 phải đáp ứng được điều kiện thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.

Tuy nhiên, bạn đã bị vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước giấy phép lái xe nên thời gian lái xe an tính lại từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Nên nếu thời điểm hiện tại bạn chưa đủ thời gian lái xe an toàn thì bạn chưa được phép thi nâng hạng giấy phép lái xe.

Hồ sơ thi nâng hạng giấy phép lái xe cần những gì?

Theo Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, điểm d khoản 2 Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 31 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch).
3. Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều này;
b) Giấy xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.

Như vậy, khi bạn muốn đăng ký học nâng hạng và đã đủ điều kiện học nâng hạng giấy phép lái xe thì cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nêu trên và đến nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo.

3,924 lượt xem
Giấy phép lái xe TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY PHÉP LÁI XE
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
Pháp luật
Thời gian lái xe an toàn là gì? Mẫu Bản khai thời gian lái xe an toàn mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
Pháp luật
Các hành vi vi phạm bị trừ 10 điểm Giấy phép lái xe đối với ô tô từ 01/01/2025 như thế nào?
Pháp luật
File bảng trừ điểm giấy phép lái xe năm 2025 chính thức? Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe từ 1 1 2025?
Pháp luật
Nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao? Trình tự, thủ tục phục hồi điểm giấy phép lái xe thế nào?
Pháp luật
Vi phạm giao thông trước ngày 01 01 2025 thì áp dụng mức xử phạt của Nghị định 168/2024 hay Nghị định 100?
Pháp luật
Bảng tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe ô tô 2025 mới nhất? Cách trừ điểm giấy phép lái xe 2025 tại Nghị định 168?
Pháp luật
Mức phạt quá tốc độ năm 2025 chính thức, chi tiết? Mức phạt vi phạm giao thông từ 1 1 2025 quá tốc độ thế nào?
Pháp luật
Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Công văn 8976/CĐBVN-QLVT công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp đổi GPLX theo phân hạng GPLX mới ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép lái xe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép lái xe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào