Bị tòa án trả lại đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích thì có thể khiếu nại không? Nếu được thì phải khiếu nại lên cơ quan nào?
Ai có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích?
Theo khoản 1 Điều 387 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định về đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích như sau:
"1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, người có quyền, lợi ích liên quan là người có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Khi nào tòa án trả lại đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích?
Căn cứ theo Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trả lại đơn yêu cầu, theo đó khi thuộc một trong các trường hợp sau đầy thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích:
+ Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
+ Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
+ Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
+ Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 của Bộ luật này;
+ Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 của Bộ luật này, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
+ Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
+ Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại khi tòa án trả lại đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
Bị tòa án trả lại đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích thì có thể khiếu nại không?
Theo khoản 3 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trả lại đơn yêu cầu như sau:
"3. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 194 của Bộ luật này."
Dẫn chiếu đến Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện như sau:
(1) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
(2) Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
(3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
(4) Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
- Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp;
- Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
(5) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
(6) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:
- Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
- Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
(7) Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quy định tại khoản 6 Điều này có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, bạn có quyền khiếu nại về việc trả đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích với tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp nếu sau khi nhận được quyết định trả lời khiếu nại mà bạn vẫn không đồng ý thì có thể khiếu nại tiếp lên Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc tặng các cựu chiến binh Việt Nam nhân ngày 6 12 hay, ngắn gọn? Mục đích của ngày này là gì?
- Mẫu phát biểu Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? Tải bài phát biểu Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở đâu?
- Kinh doanh dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc phải thành lập công ty cổ phần không?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 theo Hướng dẫn Công văn 28950 tại TPHCM?
- Viết đoạn văn giới thiệu đồ chơi mà em thích lớp 2 hay, chọn lọc? Học sinh tiểu học có những quyền gì?