Bị thu hồi phù hiệu xe thì xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có được phép lưu thông không?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có buộc phải có phù hiệu xe không?
- Bị thu hồi phù hiệu xe thì xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có được phép lưu thông không?
- Bị thu hồi phù hiệu xe mà vẫn điều khiển xe lưu thông trên đường thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có buộc phải có phù hiệu xe không?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
...
4. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;
c) Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
5. Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
...
Theo quy định trên thì xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe.
Bị thu hồi phù hiệu xe thì xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có được phép lưu thông không? (Hình từ Internet)
Bị thu hồi phù hiệu xe thì xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có được phép lưu thông không?
Căn cứ khoản 12 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu xe như sau:
Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu
...
10. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu một trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với tất cả phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải khi đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải;
b) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm đối với trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống);
c) Thu hồi phù hiệu của các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định khi doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục.
11. Sở Giao thông vận tải
a) Ban hành quyết định và thu hồi phù hiệu, biển hiệu do cơ quan mình cấp đối với Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại khoản 10 Điều này;
b) Gửi quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;
12. Đơn vị kinh doanh vận tải
a) Phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu cho Sở Giao thông vận tải khi nhận được quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu.
b) Không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng (Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu) hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu.
...
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị kinh doanh vận tải không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước thu hồi phù hiệu xe.
Do đó, trong trường hợp này, bạn không được phép lưu thông xe khi bị thu hồi phù hiệu.
Bị thu hồi phù hiệu xe mà vẫn điều khiển xe lưu thông trên đường thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm e khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
...
Như vậy, đối với hành vi bị thu hồi phù hiệu mà vẫn lưu thông xe thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, hình thức phạt bổ sung sẽ là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Tải về mẫu Giấy đề nghị cấp, cấp lại phù hiệu, biển hiệu mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?