Bị tật thừa ngón tay (bàn tay 6 ngón) thì khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị xếp vào loại mấy? Có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Em trai tôi từ nhỏ đã bị tật thừa ngón tay (bàn tay 6 ngón). Năm nay đã đến tuổi khám nghĩa vụ quân sự. Cho tôi hỏi trường hợp em trai tôi thì khi khám nghĩa vụ quân sự bị xếp vào loại mấy? Có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Thêm nữa, khi trước đi khám thì có được uống bia không?- Câu hỏi của anh Trung Phan đến từ Long An

Bị tật thừa ngón tay (bàn tay 6 ngón) thì khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị xếp vào loại mấy?

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng ban hành như sau:

Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Căn cứ phân loại sức khỏe
Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cách cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;
b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);
c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;
d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.
4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
5. Một số điểm cần chú ý
a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;
c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.

Căn cứ vào STT 106 Bảng số 2 Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì thừa ngón tay (bàn tay 6 ngón) nếu chưa cắt bỏ thì sẽ bị xếp vào sức khỏe loại 3T.

Chữ T cho thấy đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị. T có nghĩa là tạm thời. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.

Nếu như thực hiện cắt bỏ ngón tay đó thì sẽ có 03 trường hợp xảy ra là nếu việc cắt bỏ:

+ Không ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay thì xếp vào loại 1;

+ Ít ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay thì xếp vào loại 2;

+ Ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của bàn tay thì xếp vào loại 4.

Bị tật thừa ngón tay (bàn tay 6 ngón) thì khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị xếp vào loại mấy?

Bị tật thừa ngón tay (bàn tay 6 ngón) thì khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị xếp vào loại mấy? (Hình từ Internet)

Bị tật thừa ngón tay (bàn tay 6 ngón) thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Trường hợp mình chưa cắt bỏ ngón tay thừa thì khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ thuộc vào loại 3T như đã nêu.

Sức khỏe loại 3T về bản chất vẫn thuộc loại 3, do đó vẫn đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe để được tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:

Tiêu chuẩn tuyển quân
...
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
...

Còn nếu mình thực hiện cắt bỏ ngón tay thừa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của bàn tay thì xếp vào loại 4, chỉ duy nhất có trường hợp này là mình sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì lý do không đủ sức khỏe anh nha.

Khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có được uống rượu bia không?

Căn cứ vào Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về yêu cầu đối với công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:

Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phải xuất trình
a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
b) Giấy chứng minh nhân dân;
c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.
3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.
4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì công dân không được uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 bao lâu có kết quả?
Pháp luật
Lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm nay diễn ra vào thời gian nào? Khám nghĩa vụ quân sự là khám những gì?
Pháp luật
Có được uống cà phê trước khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không? Người khám sức khỏe đạt loại mấy thì phải đi nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có xem là trốn nghĩa vụ quân sự? Nếu có thì bị phạt cao nhất bao nhiêu?
Pháp luật
Nghĩa vụ quân sự là gì? Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã mấy tháng thì được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Danh mục các bệnh về hô hấp không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024? Khám nghĩa vụ quân sự khám những nội dung gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất 2024? Tải mẫu báo cáo về ở đâu?
Pháp luật
Danh mục các bệnh về tiêu hóa không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP ra sao?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới 2024? Tải về mẫu báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới tại đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn khám huyết áp khi khám nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thế nào?
Pháp luật
Danh mục các bệnh về mắt không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,845 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào