Bị gãy lồi cầu trong xương đùi ở người trưởng thành có được phẫu thuật không? Sau khi phẫu thuật người bệnh bị biến chứng mạch máu là do đâu?
Bị gãy lồi cầu trong xương đùi ở người trưởng thành có được phẫu thuật không?
Căn cứ theo quy định tại Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương gãy lồi cầu trong xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT KHX GÃY LỒI CẦU TRONG XƯƠNG ĐÙI
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Gãy lồi cầu trong xương đùi di lệch.
- Gãy lồi cầu trong xương đùi ở người trưởng thành.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Gãy lồi cầu trong ở không di lệch ở trẻ em.
- Gãy hở lồi cầu trong xương đùi nhiễm trùng.
...
Theo đó, quy định trên nói rằng những trường hợp được chỉ định Phẫu thuật kết hợp xương gãy lồi cầu trong xương đùi là:
+ Gãy lồi cầu trong xương đùi di lệch.
+ Gãy lồi cầu trong xương đùi ở người trưởng thành.
Bên cạnh đó, quy định cũng sẽ có những trường hợp bệnh nhân sẽ thuộc diện chống chỉ định và có thể sẽ không được phẫu thuật như:
+ Gãy lồi cầu trong ở không di lệch ở trẻ em.
+ Gãy hở lồi cầu trong xương đùi nhiễm trùng.
Như vậy, có thể thấy rằng trường hợp gãy lồi cầu trong xương đùi ở người trưởng thành là một trong hai trường hợp được chỉ định phẫu thuật.
Vì vậy, khi bị gãy lồi cầu trong xương đùi ở người trưởng thành thì được phép phẫu thuật.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Phẫu thuật kết hợp xương gãy lồi cầu trong xương đùi người bệnh bị biến chứng mạch máu là do đâu?
Phẫu thuật kết hợp xương gãy lồi cầu trong xương đùi là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương gãy lồi cầu trong xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT KHX GÃY LỒI CẦU TRONG XƯƠNG ĐÙI
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Biến chứng mạch máu, thần kinh: Thường do phẫu tích thô bạo gây nên. Trong quá trình phẫu thuật cần phẫu tích nhẹ nhàng. Nếu nghi ngờ có tổn thương có thể mở rộng để kiểm tra ngay trong mổ. Sau mổ cần theo dõi sát các dấu hiệu lâm sàng để xử lý kịp thời.
...
Theo đó, quy định trên có quy định về việc theo dõi và xử trí nếu có tai biến xảy ra như sau:
Biến chứng mạch máu, thần kinh: Thường do phẫu tích thô bạo gây nên. Trong quá trình phẫu thuật cần phẫu tích nhẹ nhàng.
Nếu nghi ngờ có tổn thương có thể mở rộng để kiểm tra ngay trong mổ. Sau mổ cần theo dõi sát các dấu hiệu lâm sàng để xử lý kịp thời.
Như vậy, có thể thấy rằng lý do sau khi phẫu thuật kết hợp xương gãy lồi cầu trong xương đùi người bệnh bị biến chứng mạch máu là do phẫu tích thô bạo gây nên.
Vì vậy trong quá trình phẫu thuật cần phẫu tích nhẹ nhàng.
Phẫu thuật kết hợp xương gãy lồi cầu trong xương đùi ở bước tiến hành phải cho người bệnh nằm với tư thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương gãy lồi cầu trong xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT KHX GÃY LỒI CẦU TRONG XƯƠNG ĐÙI
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh:
- Chuẩn bị vệ sinh thân thể trước mổ.
- Vệ sinh vùng mổ, cạo lông vùng mổ nếu nhiều lông.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ kết hợp xương đùi.
- Nẹp vít, vít AO dành cho gãy đầu xa xương đùi, trong trường hợp không có nẹp chuyên dụng có thể sử dụng nẹp vít thông thường.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm ngửa, kê mông bên phẫu thuật.
2. Vô cảm: Gây tê tủy sống, tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân.
3. Kỹ thuật:
- Dồn máu, ga rô gốc chi.
- Rạch da đường trước trong.
- Tách cân cơ, bộc lộ diện gãy lồi cầu trong xương đùi.
- Nắn chỉnh diện gãy xương lồi cầu trong về vị trí giải phẫu, chú ý một số trường hợp gãy lún diện sụn khớp của xương đùi, cần nâng xương lún và đặt lại giải phẫu lồi cầu trong xương đùi.
- Cố định diện gãy xương bằng phương tiện kết hợp xương, thông thường sử dụng vít xương xốp tự do, có thể dùng kim Kirschner để cố định, hiếm khi phải dùng nẹp vít để cố định diện gãy lồi cầu trong đơn thuần.
- Bơm rửa sạch ổ khớp gối, chú ý các mảnh xương vụn.
- Cầm máu kỹ, cân nhắc việc đặt dẫn lưu.
- Khâu phục hồi phần mềm theo giải phẫu.
...
Theo đó, sau khi trải qua bước chuẩn bị thì người thực hiện sẽ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân theo quy trình như sau:
Bước 1. Về tư thế người bệnh: Cho người bệnh nằm ngửa, kê mông bên phẫu thuật.
Bước 2. Về vô cảm: Sử dụng phương pháp gây tê tủy sống, tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân.
Bước 3. Về kỹ thuật:
+ Dồn máu, ga rô gốc chi.
+ Rạch da đường trước trong.
+ Tách cân cơ, bộc lộ diện gãy lồi cầu trong xương đùi.
+ Nắn chỉnh diện gãy xương lồi cầu trong về vị trí giải phẫu, chú ý một số trường hợp gãy lún diện sụn khớp của xương đùi, cần nâng xương lún và đặt lại giải phẫu lồi cầu trong xương đùi.
+ Cố định diện gãy xương bằng phương tiện kết hợp xương, thông thường sử dụng vít xương xốp tự do, có thể dùng kim Kirschner để cố định, hiếm khi phải dùng nẹp vít để cố định diện gãy lồi cầu trong đơn thuần.
+ Bơm rửa sạch ổ khớp gối, chú ý các mảnh xương vụn.
+ Cầm máu kỹ, cân nhắc việc đặt dẫn lưu.
+ Khâu phục hồi phần mềm theo giải phẫu.
Như vậy, ở bước tiến hành đầu tiên sẽ cho biết thế nằm của người bệnh phải nằm ngửa, kê mông bên phẫu thuật. Nằm đúng tư thế này rất quan trọng để thực hiện phẫu thuật đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?