Bệnh viện có được từ chối cấp cứu người bệnh hay không? Từ chối cấp cứu cho bệnh nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Bệnh viện có được từ chối cấp cứu người bệnh hay không?
Bệnh viện có được từ chối cấp cứu người bệnh hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định như sau:
Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.
Tại khoản 1 Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 có quy định như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
5. Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.
...
Theo đó một trong những hành vi bị cấm của bệnh viện đó là Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
Bên cạnh đó, khoản 3 của Điều này cũng quy định cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
Theo đó, bệnh viện cũng không được từ chối cấp cứu người bệnh.
Bệnh viện từ chối cấp cứu người bệnh bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Theo điểm e khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP hành vi từ chối cấp cứu người bệnh bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
....
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề;
đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
e) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy trường hợp bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu vi phạm do cá nhân thực hiện.
Nếu vi phạm do tổ chức thực hiện, mức phạt tiền là từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân vi phạm còn vị áp dụng hình thức xử phạt tước chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Cá nhân từ chối cấp cứu người bệnh thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Thậm chí, nếu không tổ chức cấp cứu kịp thời dẫn đến người bệnh chết, người vi phạm còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể:
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người vi phạm còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, hình phạt có thể lên tới 7 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?