Bệnh ung thư máu là gì? Hiện nay, Nhà nước có chế độ hỗ trợ gì đối với bệnh nhân ung thư máu hay không?
Bệnh ung thư máu là gì?
Ung thư máu là dạng bệnh lý xảy ra ở bên trong các mô tạo máu của cơ thể, gồm có tủy xương và hệ thống miễn dịch. Đây là một căn bệnh ác tính khiến lượng bạch cầu tăng đột biến. Có nhiều dạng ung thư máu, phổ biến nhất là bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy xương.
*Dấu hiệu ung thư máu giai đoạn sớm
Bệnh này thường diễn biến âm thầm, tuy nhiên có thể tham khảo một số triệu chứng thường gặp sau: Mệt mỏi; Giảm cân đột ngột; Da nhợt nhạt, xanh xao do lượng hồng cầu trong máu bị giảm đáng kể; Chảy máu lâu và dễ bầm tím; Nhiễm trùng dễ tái phát,...
Để phát hiện sớm và chính xác nhất ung thư máu, cần tiến hành các xét nghiệm máu định kỳ, kiểm tra tủy xương, và thực hiện xét nghiệm tế bào và di truyền.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Bệnh ung thư máu là gì? Người bệnh ung thư có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không? (Hình từ Internet)
Người bệnh ung thư máu có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng không?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Như vậy, người bị bệnh ung thư máu không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Hiện nay, Nhà nước có chế độ hỗ trợ gì đối với bệnh nhân ung thư máu hay không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Quyết định 139/2002/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg như sau:
Các chế độ hỗ trợ
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định sau:
...
4. Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 139/2002/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg như sau:
Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm:
...
4. Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.
Như vậy, người mắc bệnh ung thư sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg. Theo đó, người mắc bệnh ung thư sẽ được hỗ trợ:
- Trường hợp không có bảo hiểm y tế: Được thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh.
- Trường hợp có bảo hiểm y tế: Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà người bệnh phải chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu biểu quyết giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng? Cách điền phiếu biểu quyết giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng?
- Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau ngắn gọn nhất chọn lọc? Dàn ý phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau? Đặc điểm môn Văn?
- Tải mẫu đơn khởi kiện đòi tài sản mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện đòi tài sản? Nội dung trong đơn phải có gì? Phương thức nộp đơn?
- Trường hợp hòa giải ở cơ sở không thành thì giải quyết như thế nào? Trường hợp nào hòa giải ở cơ sở không thành?
- Trường trung học tư thục bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp nào? Khắc phục được nguyên nhân đình chỉ có được hoạt động trở lại?