Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?
Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn theo Bộ Y tế?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục Chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn tại Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận” ban hành kèm theo Quyết định 2388/QĐ-BYT năm 2024 như sau:
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN MẠN
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh thận mạn (BTM) được định nghĩa là các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của thận kéo dài trên 3 tháng do bất kỳ nguyên nhân nào dẫn tới những tác động về sức khỏe người bệnh.
Như vậy, bệnh thận mạn là các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của thận kéo dài trên 3 tháng do bất kỳ nguyên nhân nào dẫn tới những tác động về sức khỏe người bệnh.
Theo đó, tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục Chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn tại Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận” ban hành kèm theo Quyết định 2388/QĐ-BYT năm 2024 có nêu triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn, cụ thể:
- Ở giai đoạn sớm, bệnh thận mạn thường không có triệu chứng lâm sàng và chỉ được phát hiện nhờ xét nghiệm. Một số trường hợp có triệu chứng lâm sàng của các tình trạng bệnh lý là yếu tố nguy cơ (ví dụ đái tháo đường, tăng huyết áp) hay bệnh lý nguyên nhân gây bệnh thận mạn.
- Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện ở giai đoạn muộn, việc dựa vào các biểu hiện lâm sàng thường dẫn đến hậu quả chẩn đoán bệnh quá muộn không còn khả năng bảo tồn hoặc có nhiều biến chứng, khó can thiệp hiệu quả hoặc phải điều trị thay thế, làm tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong.
Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào? (Hình từ Intermet)
Tiến triển và biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?
Tiến triển và biến chứng của bệnh thận mạn được nêu tại tiểu mục 8 Mục Chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn tại Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận” ban hành kèm theo Quyết định 2388/QĐ-BYT năm 2024 như sau:
Nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp, bệnh thận mạn có xu hướng tiến triển, gây mất dần chức năng thận và sẽ đi đến giai đoạn cuối. Tốc độ giảm chức năng thận tăng theo mức độ nặng bệnh.
Can thiệp ở giai đoạn bệnh sớm có thể giúp giảm tốc độ tiến triển bệnh đến giai đoạn cuối, can thiệp càng sớm càng hiệu quả, thậm chí có thể làm bệnh ngừng tiến triển. Một số trường hợp bệnh có thể thoái lui một phần.
Các biến chứng quan trọng của bệnh thận mạn bao gồm:
- Biến cố tim mạch: thường gặp nhất. Tỷ lệ mắc tăng theo giai đoạn bệnh thận mạn. Thường quan sát thấy tăng huyết áp, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch não, bệnh mạch máu ngoại vi
- Rối loạn khoáng xương và khoáng hóa xương: tỷ lệ mắc tăng theo giai đoạn bệnh thận mạn. Thường quan sát thấy loãng xương, yếu xương, canxi hóa ngoài xương, và gãy xương bệnh lý.
- Thiếu máu: tỷ lệ mắc và mức độ thiếu máu tăng theo giai đoạn bệnh thận mạn.
- Rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan, thường quan sát thấy toan máu, đặc biệt là tăng Kali máu ở giai đoạn cuối
- Nhiễm trùng
- Suy thận, xơ thận, tử vong
- Một số biến chứng khác, phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh thận mạn.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh thận mạn hoặc đẩy nhanh tiến triển bệnh thận mạn theo Bộ Y tế?
Căn cứ tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục Chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn tại Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận” ban hành kèm theo Quyết định 2388/QĐ-BYT năm 2024 thì các yếu tố nguy cơ gây bệnh thận mạn hoặc đẩy nhanh tiến triển bệnh thận mạn như sau:
(1) Các yếu tố làm thận tăng nhạy cảm
- Tuổi cao (thường trên 60 tuổi)
- Tiền sử gia đình có bệnh thận giai đoạn cuối (Mức lọc cầu thận <15ml/ph/1,73m2) hoặc bệnh thận di truyền (nhất là những người có quan hệ huyết thống thế hệ 1)
- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
- Gout
- Có tiền sử bị tổn thương thận cấp
- Bệnh tim mạch (bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim mạn tính, bệnh mạch ngoại vi hay bệnh mạch não) hoặc có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch (hút thuốc, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa)
- Giảm khối lượng mô thận
- Nhẹ cân khi sinh/sinh non
- Có 1 thận chức năng duy nhất
- Tiền sản giật/sản giật
- Béo phì (BMI ≥25 kg/m2)
- Điều kiện kinh tế xã hội, môi trường, quần thể mang các biến thể gen gây bệnh cao, chủng tộc châu Á
(2) Các yếu tố khởi động tổn thương thận trực tiếp
- Suy thận cấp/ Tổn thương thận cấp
- Có bệnh lý tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc có thay đổi cấu trúc đường tiết niệu, sỏi thận tái phát hay phì đại tuyến tiền liệt
- Có nhiễm trùng mạn tính, nhiễm trùng hệ thống (bao gồm cả viêm gan virus B, C, HIV, SARS-CoV-2)
- Bệnh đa hệ thống, bệnh tự miễn, bệnh ác tính với nguy cơ tổn thương thận tiềm tàng hoặc thường đi kèm với bệnh thận mạn, ví dụ lupus đỏ hệ thống
- Sử dụng thuốc hay cơ chất có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thận hoặc gây độc thận, ví dụ thuốc ức chế calcineurin (ciclosporin hay tacrolimus), hợp chất chứa nguyên tố lithium hay thuốc chống viêm không steroid (sử dụng dài hạn), thuốc kháng virus, kim loại như chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu…, và chiếu tia
- Tăng huyết áp
- Đái tháo đường
- Được phát hiện tình cờ có đái máu hay protein nước tiểu
(3) Các yếu tố thúc đẩy bệnh thận mạn tiến triển (làm nặng tổn thương và tăng tốc quá trình giảm chức năng thận)
- Protein nước tiểu dai dẳng
- Tăng huyết áp kiểm soát kém
- Đái tháo đường kiểm soát kém
- Bệnh lý tim mạch đi kèm hút thuốc
- Rối loạn lipid máu
- Điều trị thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) kéo dài
- Tắc nghẽn đường tiết niệu
- Nhiễm toan chuyển hóa
- Tổn thương thận cấp và dùng chất độc thận
- Nhập viện vì suy tim
- Người châu Á
- Béo phì
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét các môn học theo Thông tư 27 lớp 4? Nhận xét học bạ các môn học Lớp 4 theo Thông tư 27 ra sao?
- Cách tính điểm trung bình học kỳ 1 2025 theo Thông tư 22 dễ hiểu, chi tiết? Cách tính điểm trung bình học kỳ 1 2025 thế nào?
- Quy định gương chiếu hậu xe máy 2025 đáng chú ý tại Nghị định 168? Lỗi không gương xe máy 2025 phạt bao nhiêu?
- Mẫu lời nhận xét học bạ theo Thông tư 27? Cách ghi học bạ tiểu học chi tiết theo Thông tư 27 năm học 2024-2025?
- Mẫu lời nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27? Đánh giá học sinh tiểu học phải đáp ứng các yêu cầu nào?