Bệnh suy dinh dưỡng cấp tính vừa ở trẻ từ 0 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi mắc bệnh có những biểu hiện gì?
- Bệnh suy dinh dưỡng cấp tính vừa ở trẻ từ 0 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi mắc bệnh có những biểu hiện gì?
- Việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ từ 0 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi dựa vào đâu và có mấy cách điều trị?
- Theo hướng dẫn điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính, điều trị duy trì có được áp dụng đối với trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính vừa không?
Bệnh suy dinh dưỡng cấp tính vừa ở trẻ từ 0 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi mắc bệnh có những biểu hiện gì?
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi (sau đây gọi là Hướng dẫn) ban hành kèm theo Quyết định 4487/QĐ-BYT năm 2016 quy định.
Bệnh suy dinh dưỡng cấp tính là tình trạng bệnh lý mà cơ thể không nhận đủ năng lượng và đạm theo nhu cầu do cung cấp thiếu hoặc do bệnh lý, gây tình trạng trẻ bị giảm cân nhanh (gầy mòn) hoặc bị phù.
Nguy cơ tử vong của trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cao gấp từ 5- 20 lần so với trẻ bình thường và có thể là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong ở trẻ hoặc có thể đóng vai trò gián tiếp làm tăng nhanh nguy cơ tử vong ở những trẻ bị mắc các bệnh phổ biến như tiêu chảy và viêm phổi.
Lưu ý, hướng dẫn này áp dụng cho trẻ từ 0 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi.
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4487/QĐ-BYT năm 2016 quy định như sau:
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng cấp tính
Trẻ chỉ cần có 1 trong 2 điều kiện về nhân trắc là Chu vi vòng cánh tay (MUAC) hoặc Cân nặng theo chiều cao (CN/CC) thấp hơn so với ngưỡng là được chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng cấp tính.
1. Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính vừa có các biểu hiện sau:
- Chỉ tiêu nhân trắc
+ Chu vi vòng cánh tay: MUAC từ >115mm đến 125mm (Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào MUAC chỉ áp dụng cho trẻ từ 6-59 tháng tuổi).
+ Hoặc Cân nặng theo chiều cao (chiều dài): CN/CC từ >-3SD đến -2SD
- Các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo, dễ bỏ sót.
...
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng cấp tính, trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính vừa có các biểu hiện sau:
- Chỉ tiêu nhân trắc
+ Chu vi vòng cánh tay: MUAC từ >115mm đến 125mm (Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào MUAC chỉ áp dụng cho trẻ từ 6-59 tháng tuổi).
+ Hoặc Cân nặng theo chiều cao (chiều dài): CN/CC từ >-3SD đến -2SD
- Các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo, dễ bỏ sót.
Trường hợp con chị 5 tuổi nên có thể tham khảo hướng dẫn trên.
Bệnh suy dinh dưỡng cấp tính vừa ở trẻ từ 0 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi mắc bệnh có những biểu hiện gì? (Hình từ Internet)
Việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ từ 0 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi dựa vào đâu và có mấy cách điều trị?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4487/QĐ-BYT năm 2016 quy định hướng dẫn điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính như sau:
Hướng dẫn điều trị bệnh SDD cấp tính:
1. Phân loại điều trị bệnh SDD cấp tính
Dựa trên tình trạng lâm sàng và nhân trắc của trẻ. Bao gồm:
- Điều trị nội trú
- Điều trị ngoại trú
- Điều trị duy trì/dự phòng
Có sự kết nối, chuyển tuyến giữa các hợp phần điều trị tùy thuộc vào sự xuất hiện của các biến chứng cũng như mức độ của bệnh SDD cấp tính (Sơ đồ 1). Theo đó, bệnh nhi SDD cấp tính có biến chứng được điều trị nội trú ở bệnh viện đến khi hết biến chứng (thường trong 1 tuần), sau đó sẽ được chuyển về y tế cơ sở để tiếp tục điều trị ngoại trú. Khi đạt tiêu chuẩn xuất khỏi điều trị ngoại trú (thường từ 6 đến 10 tuần), người bệnh sẽ được chuyển sang điều trị duy trì/dự phòng trong thời gian từ 2 đến 4 tháng (xem Sơ đồ qui trình điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại Phụ lục 1).
...
Theo quy định trên, dựa trên tình trạng lâm sàng và nhân trắc của trẻ, việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ từ 0 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi gồm:
- Điều trị nội trú
- Điều trị ngoại trú
- Điều trị duy trì/dự phòng
Theo hướng dẫn điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính, điều trị duy trì có được áp dụng đối với trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính vừa không?
Căn cứ theo tiết 3.3 tiểu mục 3 Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4487/QĐ-BYT năm 2016 quy định hướng dẫn điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính như sau:
Hướng dẫn điều trị bệnh SDD cấp tính:
...
3. Điều trị:
...
3.3. Điều trị duy trì/dự phòng:
Điều trị duy trì/dự phòng được áp dụng đối với trẻ mắc bệnh SDD cấp tính vừa, không có biến chứng hoặc trẻ mắc bệnh SDD cấp tính nặng sau khi đủ tiêu chuẩn xuất khỏi điều trị ngoại trú cần tiếp tục chăm sóc. Bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng có thể thiếu trong khẩu phần của trẻ bằng cách hướng dẫn cho trẻ sử dụng chế phẩm dinh dưỡng bổ sung ăn liền (RUSF) hoặc thực phẩm giàu dinh dưỡng tại nhà, trong thời gian từ 2 đến 4 tháng để có thể hồi phục trẻ mắc bệnh SDD đến mức cân nặng và sức khỏe đủ tiêu chuẩn xuất khỏi điều trị duy trì/dự phòng.
Điều trị duy trì/dự phòng được chủ yếu được thực hiện tại tuyến y tế cơ sở. Người chịu trách nhiệm điều trị là bác sỹ, y sĩ.
Như vậy, điều trị duy trì được áp dụng đối với trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính vừa, không có biến chứng.
Điều trị duy trì được chủ yếu được thực hiện tại tuyến y tế cơ sở. Người chịu trách nhiệm điều trị là bác sỹ, y sĩ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?