Tổ chức các hoạt động can thiệp nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (01-07/8)?
- Tất cả phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng nên được bổ sung một liều vitamin liều cao 200.000 IU duy nhất?
- Điều trị suy dinh dưỡng cấp tính năng và hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ suy dinh dưỡng vùng mất an ninh lương thực?
- Cung cấp tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông phòng chống thấp còi cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con dưới 2 tuổi?
Tất cả phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng nên được bổ sung một liều vitamin liều cao 200.000 IU duy nhất?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4.3 Mục IV hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 1858/QĐ-BYT năm 2022 quy định về bổ sung vitamin A, viên sắt/đa vi chất cho các đối tượng nguy cơ theo đó cần phải:
Bổ sung vitamin A cho trẻ và bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng:
Trẻ từ 6-36 tháng tuổi được bổ sung sung vitamin A liều cao 2 lần/năm, những khu vực có điều kiện khó khăn sẽ mở rộng bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ từ 6-60 tháng tuổi và trẻ 24-60 tháng tuổi sẽ được tẩy giun định kỳ 2 lần/năm (vào tháng 6 và tháng 12). Bộ Y tế sẽ chỉ đạo việc thực hiện chiến dịch bổ sung vitamin hàng năm.
Tất cả phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng nên được bổ sung một liều vitamin A liều cao 200.000 IU duy nhất.
- Bổ sung viên sắt/đa vi chất cho phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai nên được bổ sung viên sắt/đa vi chất hàng ngày. Việc bổ sung được bắt đầu từ khi phát hiện mang thai cho đến 1 tháng sau sinh.
- Bổ sung sắt/đa vi chất hàng tuần cho phụ nữ tuổi sinh đẻ: Phụ nữ tuổi sinh đẻ tuổi từ 18-35 có thể được cấp phát viên sắt/đa vi chất hàng tuần.
- Bổ sung đa vị chất cho trẻ em: Trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng hoặc thuộc gia đình đặc biệt khó khăn có bổ sung gói đa vi chất dinh dưỡng dành cho trẻ em.
Thành phần viên sắt/đa vi chất cho phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em được sản xuất theo nhu cầu khuyến nghị (theo Hướng dẫn quốc gia phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được ban hành theo Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế) và hoạt động này được được thực hiện dưới sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn cấp có thẩm quyền.
Điều trị suy dinh dưỡng cấp tính năng và hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ suy dinh dưỡng vùng mất an ninh lương thực?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4.4 Mục IV hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 1858/QĐ-BYT năm 2022 quy định về hoạt động điều trị suy dinh dưỡng cấp tính năng và hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ suy dinh dưỡng vùng mất an ninh lương thực như sau:
“4.4. Điều trị suy dinh dưỡng cấp tính năng và hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ suy dinh dưỡng vùng mất an ninh lương thực
- Điều trị trẻ SDD cấp tính năng:
Việc tổ chức sàng lọc trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính cần được thực hiện thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện và điều trị, đặc biệt là những trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính năng).
Việc điều trị những trẻ suy dinh dưỡng cấp tính này được thực hiện theo Hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4487/QĐ-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán về điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 12 tháng tuổi và Quyết định số 3779/QĐ-BYT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 12 tháng tuổi và hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế
- Hỗ trợ dinh dưỡng cho vùng thiên tai, mất an ninh lương thực:
Các đơn vị cần chủ động xây dựng kế hoạch và dự trù sản phẩm dinh dưỡng cho những đối tượng cần được hỗ trợ dinh dưỡng trong điều kiện thiên tai xảy ra (đặc biệt là ở những nơi có nguy cơ xảy ra thiên tai cao). Đối tượng cần được ưu tiên trong điều kiện thiên tai xảy ra là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ bị suy dinh dưỡng.”
Theo đó, cần đảm bảo hỗ trợ dinh dưỡng cho vùng thiên tai, vùng mất an toàn an ninh lương thực, trong đó đối tượng cần được ưu tiên trong điều kiện thiên tai xảy ra là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ bị suy dinh dưỡng.
Tổ chức các hoạt động can thiệp nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (01-07/8)? (Hình từ internet)
Cung cấp tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông phòng chống thấp còi cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con dưới 2 tuổi?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4.5 Mục IV hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 1858/QĐ-BYT năm 2022 quy định về cung cấp tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông phòng chống thấp còi như sau:
“4.5. Truyền thông thay đổi hành vi phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi
Cung cấp tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông phòng chống thấp còi: Phụ nữ mang thai, bà mẹ có con dưới 2 tuổi và bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng thấp còi được cấp tài liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức chiến dịch truyền thông giáo dục dinh dưỡng: Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng trong các ngày: Ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6); Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển (16-23/10) và Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ (1-7/8).
Triển khai truyền thông lồng ghép hoạt động truyền thống giáo dục dinh dưỡng trong các chiến dịch khác.”
Theo đó, để thực hiện chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi cần tổ chức chiến dịch truyền thông giáo dục dinh dưỡng: Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng trong các ngày: Ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6); Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển (16-23/10) và Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ (1-7/8).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?